Phát triển kinh tế biển ở Bạc Liêu: Gỡ khó để xứng với tiềm năng

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong những năm qua, mặc dù sản lượng đạt kế hoạch đề ra, song, hoạt động khai thác và đánh bắt thủy, hải sản của tỉnh phát triển chưa xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Tiềm năng bị “bỏ quên”

Theo thống kê của Sở NNPTNT, hiện toàn tỉnh Bạc Liêu có gần 1.200 tàu cá đăng ký hoạt động khai thác, đánh bắt, nhưng số tàu có khả năng đánh bắt xa bờ chỉ hơn 500 chiếc.

Thực tế trong những năm qua cho thấy, tiềm năng trong phát triển nghề khai thác và đánh bắt thủy, hải sản tại Bạc Liêu là rất lớn, nhưng gần 20 năm qua số lượng tàu khai thác xa bờ phát triển không nhiều. Thậm chí, kế hoạch chuyển đổi ngành nghề từ các phương tiện nhỏ khai thác gần bờ gây cạn kiệt và hủy diệt nguồn lợi thủy sản vẫn còn là những dự án nằm trên giấy.

Ngư phủ Bạc Liêu lên hàng tôm, cá sau chuyến ra khơi
Ngư phủ Bạc Liêu lên hàng tôm, cá sau chuyến ra khơi. Ảnh: Văn Sỹ

Điều này đang đặt Bạc Liêu vào thế cần có một chiến lược riêng cho hoạt động khai thác và đánh bắt thủy, hải sản, nhất là khi Cảng cá Gành Hào được xây dựng trở thành cảng cá loại I. Theo quy hoạch, Cảng cá Gành Hào không chỉ phục vụ cho các đội tàu đánh bắt trong tỉnh, mà còn hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Khi cảng cá này đi vào hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mạnh cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản khai thác từ biển và thu hút, giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động khu vực ven biển.

Bạc Liêu có khoảng 7.000 lao động trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy, hải sản
Bạc Liêu có khoảng 7.000 lao động trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Ảnh: Văn Sỹ

Đây được xem là giải pháp căn cơ và quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khi giải quyết tốt bài toán an sinh cho người dân. Thực tế, việc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua tại Bạc Liêu tuy thu hút nhiều dự án động lực, nhưng có một lĩnh vực gần như bị “bỏ quên”, đó chính là hoạt động khai thác và đánh bắt thủy, hải sản. Trong khi đó, chỉ tính riêng lao động trực tiếp trên các đội tàu của tỉnh hiện nay cũng có gần 7.000 người và hàng chục nghìn lao động khác có việc làm, thu nhập từ các dịch vụ và hậu cần nghề biển.

Tàu khai thác, đánh bắt thủy, hải sản tại cửa biển Gành Hào, Bạc Liêu
Tàu khai thác, đánh bắt thủy, hải sản tại cửa biển Gành Hào, Bạc Liêu. Ảnh: Văn Sỹ

Tháo gỡ khó khăn

Ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu - cho biết, để lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy, hải sản phát triển, việc đầu tư hạ tầng cơ sở là cần thiết. Song, cũng cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực, phù hợp hơn hiện nay đối với yêu cầu, điều kiện khi ra khơi bám biển của ngư dân.

“Thời gian qua, sở cũng đã tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành những văn bản tháo gỡ khó khăn cùng ngư dân để bà con có thêm điều kiện hoạt động. Cùng với đó, đơn vị đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống khai thác IUU nhằm chung tay tháo gỡ “thẻ vàng” để góp phần thúc đẩy nghề khai thác biển của địa phương hội nhập và phát triển” - ông Ly nói.

Theo đó, địa phương đã và đang triển khai thực hiện các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội về tác hại của khai thác IUU đối với sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tiếp tục tổ chức cho ngư dân ký cam kết không vi phạm vùng biển các nước để đánh bắt thủy sản; hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng hoạt động khai thác thủy sản hợp pháp trên các vùng biển chồng lấn với các nước trong khu vực; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các quy định liên quan về chống khai thác IUU để người dân biết thực hiện...

Ngư phủ Bạc Liêu lên hàng tôm, cá sau chuyến ra khơi
Ngư phủ Bạc Liêu lên hàng tôm, cá sau chuyến ra khơi. Ảnh: Văn Sỹ

“Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ xử lý nghiêm chủ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; kiểm soát chặt chẽ tàu cá và thuyền viên xuất nhập bến, kiên quyết không cho ra khơi đối với tàu cá không có giấy tờ đăng ký, đăng kiểm; không có giấy phép khai thác thủy sản; không trang bị các trang thiết bị đảm bảo an toàn, hàng hải trên tàu theo quy định. Chúng tôi tin rằng, với sự quan tâm kịp thời của tỉnh sẽ giúp cho lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy, hải sản của tỉnh phát triển mạnh và bền vững hơn trong thời gian tới” - ông Lưu Hoàng Ly chia sẻ thêm.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Ngư dân miền Trung lao đao, tàu phải nằm bờ vì giá xăng dầu tăng cao

Nhóm phóng viên |

Đà Nẵng - Giá dầu tiếp tục "phi mã" khiến hoạt động đánh bắt của ngư dân ở miền Trung gặp khó khăn. Nhiều chủ tàu trong tình trạng thấp thỏm trước nguy cơ lỗ nặng, một số người đã cho tàu nằm bờ chờ giá dầu hạ.

Ngư dân Bạc Liêu "đuối sức" vì giá xăng dầu liên tục tăng

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân, cũng như doanh nghiệp. Với những người lao động, sản xuất trong lĩnh vực trực tiếp tiêu thụ nhiên liệu xăng, dầu như nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản thì họ đang đối mặt với khó khăn mà chưa có hướng đi nào khác.

Xử lý nghiêm tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ở 3 tỉnh phía Nam

Vũ Long |

3 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định khẩn trương xử lý vi phạm về IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

Dối trá trong kiểm soát giết mổ: Bát nháo như lò mổ lậu

Nhóm PV |

Long An - Mang danh là lò mổ tập trung lớn nhất tỉnh Long An, có quy trình kiểm soát giết mổ đúng quy định, thế nhưng cách thức hoạt động của Lò giết mổ tập trung xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, bát nháo không khác gì các lò mổ lậu. Điều đáng nói, có thương lái từ bỏ lò mổ ở TPHCM để chuyển xuống đây hoạt động, sau đó lại vận chuyển thịt ngược về thành phố tiêu thụ.

Lý do không nên quy định chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Góp ý sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị không quy định mức chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán là để đảm bảo quyền tự quyết và điều chỉnh linh hoạt.

Nghề nguy hiểm hay do cái ác lộng hành?

LÊ PHI LONG |

Câu chuyện một shipper bị đánh một cách dã man đang gây bức xúc dư luận. Việc 2 vợ chồng kéo cổng để dùng tuýp sắt và ghế inox thay nhau đánh shipper đến mức gãy cả 2 tay đúng là quá coi thường pháp luật.

Hậu trường chuyến thăm bí mật đến phút chót của ông Biden tới Ukraina

Ngọc Vân |

Chuyến thăm bất ngờ được giữ bí mật đến phút chót của Tổng thống Joe Biden tới Ukraina diễn ra sau nhiều tháng lên kế hoạch.

Áp lực nhân đôi của học sinh lớp 12

Phan Liên |

Vừa ôn thi tốt nghiệp THPT, vừa ôn thi các kỳ thi riêng, áp lực của học sinh lớp 12 hiện nhân đôi, nhân ba lần.

Ngư dân miền Trung lao đao, tàu phải nằm bờ vì giá xăng dầu tăng cao

Nhóm phóng viên |

Đà Nẵng - Giá dầu tiếp tục "phi mã" khiến hoạt động đánh bắt của ngư dân ở miền Trung gặp khó khăn. Nhiều chủ tàu trong tình trạng thấp thỏm trước nguy cơ lỗ nặng, một số người đã cho tàu nằm bờ chờ giá dầu hạ.

Ngư dân Bạc Liêu "đuối sức" vì giá xăng dầu liên tục tăng

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân, cũng như doanh nghiệp. Với những người lao động, sản xuất trong lĩnh vực trực tiếp tiêu thụ nhiên liệu xăng, dầu như nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản thì họ đang đối mặt với khó khăn mà chưa có hướng đi nào khác.

Xử lý nghiêm tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ở 3 tỉnh phía Nam

Vũ Long |

3 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định khẩn trương xử lý vi phạm về IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).