Phát triển Công nghiệp hỗ trợ: Tìm lời giải cho bài toán chất lượng lao động

Thành Long |

Các chuyên gia chỉ ra điểm đáng lo nhất hiện nay của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là năng suất lao động của lao động địa phương còn thấp, chỉ đạt 14,4%. Đồng thời chất lượng lao động còn ở mức thấp. Vậy đâu là lời giải cho vấn đề này?

Bài toán khó

Những năm qua, lĩnh vực công nghiệp đã có đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển nhanh cùng với sự mở rộng không ngừng của các doanh nghiệp, khiến cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành tăng nhanh, nhưng khả năng đáp ứng về chất lượng nhân lực còn nhiều hạn chế… Đặc biệt, nguồn nhân lực trong công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang là vấn đề “nóng”.

Báo cáo từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, dù thời gian qua nguồn nhân lực ngành công nghiệp tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn, song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó, về số lượng còn thiếu hụt lao động có tay nghề cao, thiếu nhân lực trong những ngành, nghề nặng nhọc độc hại.

Còn về chất lượng, lao động chưa năng động và sáng tạo, thiếu tác phong chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như điện tử công nghệ thông tin truyền thông, điều khiển tự động ở các trình độ.

Tại buổi Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022 hồi tháng 7.2022, ông Akutsu Michio - Chuyên gia Hiệp hội Cố vấn thương mại Nhật Bản, chỉ ra: Đầu tiên, năng suất lao động của lao động địa phương tại Việt Nam còn thấp, theo báo cáo của Jetro, tỉ lệ chất lượng lao động chỉ đạt 14,4%. Mặt khác, nhân tài có trình độ kỹ thuật cao của Việt Nam đã bị thu hút bởi doanh nghiệp FDI và ra nước ngoài làm việc dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực tốt.

Đi tìm lời giải

Để giải quyết vấn đề này, tháng 2.2022, một Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã được khánh thành.

Đây được cho là mô hình đầu tiên trong lĩnh vực này của cả nước do một tập đoàn tư nhân đầu tư, hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận, giúp đào tạo đầu vào nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước.

Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VSI) được đặt ngay trong khu công nghiệp ở Phú Xuyên, Hà Nội do Tập đoàn N&G (N&G Group) cùng Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP.Hà Nội (HANSIBA) thành lập, quản lý và phát triển.

Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch HANSIBA, Giám đốc VSI cùng các học viên.
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch HANSIBA, Giám đốc VSI cùng các học viên.

Học viện có chức năng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp hội viên trong HANSIBA và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ thành lập các start-up trong ngành công nghiệp hỗ trợ...

Sự ra đời của VSI nhằm kết nối các trường nghề - công nhân kỹ thuật tới các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước khi đến đầu tư, sản xuất tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip).

Ngay sau khi khánh thành Học viện đã ký kết hợp tác với nhiều Trường Đại học và Cao đẳng, một số cơ sở giáo dục, trường dạy nghề  giúp tạo đầu ra công ăn việc làm cho sinh viên, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.

Các học sinh, sinh viên cuối kỳ tại các trường cao đẳng dạy nghề khi được tiếp nhận vào thực hành tại VSI sẽ được chính các giám đốc sản xuất các nhà máy, công ty hoạt động tại Hanssip dạy trực tiếp và tuyển dụng vào làm việc.

Các học viên của Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip)
Các học viên của Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip)

Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch HANSIBA, Giám đốc VSI cho biết: Những sự hợp tác này sẽ giúp các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng cao, để cùng với việc phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng thì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Vì thế, vị này kỳ vọng các nhà trường sẽ quan tâm hơn nữa đến các chương trình hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp, bằng cách hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp.

Thành Long
TIN LIÊN QUAN

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp trọng yếu

H.A |

Để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Bình Phước coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này là giải pháp trọng yếu.

Chính phủ nên xem xét mở rộng, ưu đãi đầu tư đặc biệt cho sản xuất chip

H.A |

Trước những cơ hội và thách thức do tình trạng thiếu chip điện tử trên toàn cầu gây ra, Chính phủ nên xem xét mở rộng đầu tư vào sản xuất chip bằng cách phát triển các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho sản xuất chip, áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi từ làn sóng FDI

THU GIANG |

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia như Panasonic, Boeing… mới đây đã xác định chiến lược, cam kết mở rộng đầu tư và đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, đây là áp lực lớn song cũng là cơ hội để Việt Nam thiết lập các chính sách dài hạn, tạo điều kiện môi trường thuận lợi, minh bạch để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm rót vốn và phát triển lâu dài.

Xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp

T.Dũng |

Tổng kết Nghị quyết 54 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết, sẽ hướng tới mục tiêu xây dựng vùng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư

Hoàng Long |

“Các khu công nghiệp (KCN) phải hướng đến phát triển hiện đại, đồng bộ, thân thiện với môi trường…, tạo "mái nhà thứ hai" sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - sinh sống - làm việc cho doanh nghiệp, người lao động nói chung và công nhân, chuyên gia nói riêng tại các KCN tại Việt Nam”.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp trọng yếu

H.A |

Để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Bình Phước coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này là giải pháp trọng yếu.

Chính phủ nên xem xét mở rộng, ưu đãi đầu tư đặc biệt cho sản xuất chip

H.A |

Trước những cơ hội và thách thức do tình trạng thiếu chip điện tử trên toàn cầu gây ra, Chính phủ nên xem xét mở rộng đầu tư vào sản xuất chip bằng cách phát triển các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho sản xuất chip, áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi từ làn sóng FDI

THU GIANG |

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia như Panasonic, Boeing… mới đây đã xác định chiến lược, cam kết mở rộng đầu tư và đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, đây là áp lực lớn song cũng là cơ hội để Việt Nam thiết lập các chính sách dài hạn, tạo điều kiện môi trường thuận lợi, minh bạch để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm rót vốn và phát triển lâu dài.

Xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp

T.Dũng |

Tổng kết Nghị quyết 54 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết, sẽ hướng tới mục tiêu xây dựng vùng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư

Hoàng Long |

“Các khu công nghiệp (KCN) phải hướng đến phát triển hiện đại, đồng bộ, thân thiện với môi trường…, tạo "mái nhà thứ hai" sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - sinh sống - làm việc cho doanh nghiệp, người lao động nói chung và công nhân, chuyên gia nói riêng tại các KCN tại Việt Nam”.