Phát hiện vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Cường Ngô |

Theo tìm hiểu của Lao Động, đến thời điểm hiện tại, có một số doanh nghiệp không có đủ điều kiện để được làm thương nhân đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu.

Những lần thanh kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu

Công ty TNHH Vận tải thương mại và du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu lần thứ 1 vào ngày 22.8.2016 và được Bộ Công Thương cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu vào ngày 19.11.2021.

Tại thời điểm cấp lại Giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil năm 2021, Công ty Xuyên Việt Oil có 13 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu và 49 đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của Công ty (đáp ứng quy định về có hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định tại Điêù 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP).

Năm 2022, Bộ Công Thương thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu đối với 33 thương nhân đầu mối, trong đó có Công ty Xuyên Việt Oil, kết thúc quá trình thanh tra, Bộ Công Thương ghi nhận tại thời điểm kiểm tra Công ty Xuyên Việt Oil có 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc và 18 đại lý bán lẻ xăng dầu. Công ty Xuyên Việt Oil đã bị xử lý vi phạm hành chính và bị tước Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu với thời gian 1,5 tháng đối với hành vi vi phạm quy định về không duy trì, đáp ứng đủ số lượng đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định nêu trên.

Năm 2023, Bộ Công Thương tiếp tục kiểm tra Công ty Xuyên Việt Oil, tại thời điểm kiểm tra, Công ty Xuyên Việt Oil có 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tuy nhiên có 03 cửa hàng tại thời điểm kiểm tra có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã hết hiệu lực và có 20 hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu ký kết với các đại lý bán lẻ xăng dầu đang còn hiệu lực.

Trên cơ sở Công ty Xuyên Việt Oil tiếp tục không duy trì, đáp ứng điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, ngày 11.8.2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2081/QĐ-BCT thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của Công ty Xuyên Việt Oil.

Bộ Công Thương đã thực hiện việc cấp Giấy phép cho doanh nghiệp Xuyên Việt Oil đúng quy định, đồng thời công tác quản lý, kiểm tra doanh nghiệp sau khi được cấp phép được thực hiện thường xuyên, liên tục và xử lý đúng quy định.

Các vi phạm của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hưng Phát (Quảng Bình) - 1 trong 4 doanh nghiệp bị thanh tra - cũng từng có những vi phạm về điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Cụ thể, công ty này có 7 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu, nhưng không có tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của công ty.

Từ đó, kết luận thanh tra nhấn mạnh: "Công ty Hưng Phát không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu được quy định tại Nghị định 83 của Chính phủ", đồng thời nêu rõ Công ty Hưng Phát "không thực hiện đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ theo quy định".

 

 

 

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Trái ngược kết quả kinh doanh hai doanh nghiệp xăng dầu bị thanh tra

Thanh Giang |

Thiên Minh Đức và Hải Hà Petro được coi là “đại gia” trong ngành xăng dầu cả nước với doanh thu mỗi năm lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng.

Shipper ngao ngán khi giá xăng dầu tăng 6 lần liên tiếp

ANH TUẤN |

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với việc giá xăng dầu - nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế có dấu hiệu tăng liên tiếp thì phải cẩn trọng theo dõi chặt chẽ lạm phát. Vì nếu lạm phát tăng mạnh sẽ tác động đến chính sách tiền tệ, tạo sức ép lên cuộc sống của người dân cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của dân, tại sao đặt tại doanh nghiệp?

Anh Tuấn |

Quỹ bình ổn xăng dầu từ tiền đóng góp của người dân, nhưng doanh nghiệp quản lý, điều này theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương) là không phù hợp; doanh nghiệp quản lý có thể dùng số tiền này vào mục đích khác.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Tết Đoan Ngọ, người dân Nha Trang canh đến 12h để đi tắm biển

Phương Linh |

Đã thành tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ, người dân TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại canh 12h trưa để đi tắm biển với mong muốn có được sức khỏe.

Từ kinh phí công đoàn, công đoàn cơ sở tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đoàn viên

ĐÌNH TRỌNG |

Công ty TNHH Chí Hùng là một trong những doanh nghiệp đông công nhân ở tỉnh Bình Dương với trên 7.000 lao động. Doanh nghiệp này luôn thực hiện việc đóng 2% kinh phí công đoàn đầy đủ, và 75% từ nguồn kinh phí này được dùng để chăm lo cho người lao động. Qua đó giúp công nhân ổn định cuộc sống, doanh nghiệp cũng ổn định nguồn lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất.

Trái ngược kết quả kinh doanh hai doanh nghiệp xăng dầu bị thanh tra

Thanh Giang |

Thiên Minh Đức và Hải Hà Petro được coi là “đại gia” trong ngành xăng dầu cả nước với doanh thu mỗi năm lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng.

Shipper ngao ngán khi giá xăng dầu tăng 6 lần liên tiếp

ANH TUẤN |

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với việc giá xăng dầu - nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế có dấu hiệu tăng liên tiếp thì phải cẩn trọng theo dõi chặt chẽ lạm phát. Vì nếu lạm phát tăng mạnh sẽ tác động đến chính sách tiền tệ, tạo sức ép lên cuộc sống của người dân cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của dân, tại sao đặt tại doanh nghiệp?

Anh Tuấn |

Quỹ bình ổn xăng dầu từ tiền đóng góp của người dân, nhưng doanh nghiệp quản lý, điều này theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương) là không phù hợp; doanh nghiệp quản lý có thể dùng số tiền này vào mục đích khác.