Phái đoàn Hà Lan đến Cần Thơ làm việc về Trung tâm nông sản vùng ĐBSCL

Hương Mai |

Cần Thơ - Chiều ngày 7.9, UBND TP Cần Thơ đã có buổi làm việc với phái đoàn Hà Lan về Trung tâm nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo ông Trần Phú Lộc Thành, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ, vùng ĐBSCL được Thủ tướng thành lập 8 trung tâm đầu mối về nông sản. Trong đó Cần Thơ là trung tâm đầu mối tổng hợp về thương mại, logistics, nghiên cứu phát triển đào tạo, chuyển giao công nghệ công nghiệp chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao.

Ngoài ra còn 7 trung tâm đặt ở các vùng có lợi thế về sản phẩm nông nghiệp như An Giang, Đồng Tháp có lợi thế về thuỷ sản, trái cây, lúa gạo. Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng có lợi thế về hải sản. Tiền Giang, Bến Tre lợi thế về trái cây, hoa màu.

Trên tinh thần đó, Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL được thành lập tại Cần Thơ để khai thác, phát huy các tiềm năng lợi thế, kinh tế tăng trưởng, tăng chất lượng, khẳng định vai trò trung tâm của TP Cần Thơ ở ĐBSCL.

Mục đích của trung tâm hướng đến nền kinh tế nông nghiệp phát triển hiện đại, nhằm nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp cả vùng.

Quang cảnh buổi làm việc giữa TP Cần Thơ và phái đoàn Hà Lan về
Quang cảnh buổi làm việc giữa TP Cần Thơ và phái đoàn Hà Lan về Trung tâm nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hương Mai

Đại diện phái đoàn Hà Lan, ông Phó Đại sứ Prommersberger bày tỏ quan điểm, ĐBSCL luôn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình hợp tác giữa Hà Lan và Việt Nam. Một số chuyến thăm cấp cao đã được thực hiện để thảo luận với các cơ quan đổi mới của Hà Lan về nội dung và cách thức Hà Lan có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi nông nghiệp ở ĐBSCL để thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu lương thực đang thay đổi.

Ông Phó Đại sứ Prommersberger cho biết, Hà Lan là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong Khối EU về thương mại nông lâm thủy sản. Những thành công và thất bại trong mô hình phát triển của Hà Lan có thể coi là bài học cho Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, thủy văn, đô thị hóa và vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế.

Năm 2010, hai nước đã ký kết Thỏa thuận Đối tác Chiến lược về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và Quản lý Nước. Năm 2014, Hà Lan và Việt Nam đã ký Thỏa thuận Hợp tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực. Những thỏa thuận này đã tạo cơ sở cho sự hợp tác trong tương lai giữa Hà Lan và Việt Nam về chuyển đổi nông nghiệp ở vùng ĐBSCL.

"Hai nước nhất trí các chương trình hợp tác trong thời gian tới sẽ bao gồm quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL Việt Nam nhằm phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngoài ra, chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững vùng đồng bằng sẽ được phát triển", ông Phó Đại sứ Prommersberger cho biết.

Hương Mai
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Cần một quy hoạch tổng thể giao thông thật sự khoa học

PHẤN ĐẤU |

Ngày 21.6.2022, tại TP.Cần Thơ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ. Hệ thống giao thông được quy hoạch đồng bộ, có tầm nhìn xa, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, sẽ bảo đảm không còn chuyện dự án giao thông vừa hoạt động đã phải mở rộng.

Nghịch lý giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Tầm nhìn vẫn lạc hậu

KỲ QUAN |

Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản số 4848 gửi Bộ GTVT về việc báo cáo số liệu tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận và kiến nghị nghiên cứu, xem xét đầu tư mở rộng 2 tuyến cao tốc này để đáp ứng nhu cầu giao thông.

Nghịch lý giao thông Đồng Bằng sông Cửu Long: Những “điểm nóng” quá tải

KỲ QUAN |

Nhiều dự án giao thông lớn trên vùng ĐBSCL trong tình trạng “mới làm xong đã phải lo mở rộng”. Mỗi dự án có đặc trưng riêng và có nguyên nhân khác nhau làm cho công trình sớm trở nên bất cập...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghịch lý giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Cần một quy hoạch tổng thể giao thông thật sự khoa học

PHẤN ĐẤU |

Ngày 21.6.2022, tại TP.Cần Thơ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ. Hệ thống giao thông được quy hoạch đồng bộ, có tầm nhìn xa, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, sẽ bảo đảm không còn chuyện dự án giao thông vừa hoạt động đã phải mở rộng.

Nghịch lý giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Tầm nhìn vẫn lạc hậu

KỲ QUAN |

Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản số 4848 gửi Bộ GTVT về việc báo cáo số liệu tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận và kiến nghị nghiên cứu, xem xét đầu tư mở rộng 2 tuyến cao tốc này để đáp ứng nhu cầu giao thông.

Nghịch lý giao thông Đồng Bằng sông Cửu Long: Những “điểm nóng” quá tải

KỲ QUAN |

Nhiều dự án giao thông lớn trên vùng ĐBSCL trong tình trạng “mới làm xong đã phải lo mở rộng”. Mỗi dự án có đặc trưng riêng và có nguyên nhân khác nhau làm cho công trình sớm trở nên bất cập...