Nuôi yến tại ĐBSCL: Cần hành lang pháp lý

NHẬT HỒ |

Có quá nhiều hệ lụy từ những nhà yến tại vùng ĐBSCL. Tiếng ồn, môi trường, đã thật sự làm cho nhiều người đinh tai. Nhiều địa phương hạn chế việc nuôi chim yến tại đô thị. Tuy nhiên, cho đến nay, chim yến vẫn chưa được xem là nghề dù sản phẩm yến và giá trị kinh tế mang lại không ai phủ nhận.

Mỗi nơi quản một kiểu

Tỉnh Sóc Trăng chính thức có văn bản cấm nuôi chim yến trong khu dân cư. Công văn Số 1712/UBND-TH ngày 15.8, về việc “Tăng cường quản lý hoạt động nuôi chim yến tại các đô thị trên địa bàn tỉnh”. Nội dung văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố phải lập danh sách các nhà yến đang tồn tại (kể cả đang xây dựng) trên địa bàn quản lý. Đồng thời, không để phát sinh nhà yến mới trên địa bàn. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để phát sinh nhà yến mới ở địa bàn phường thị trấn mình quản lý.

Nhà yến đầu tư tiền tỉ nhưng vẫn chưa được xem là nghề. Ảnh: NHẬT HỒ
Nhà yến đầu tư tiền tỉ nhưng vẫn chưa được xem là nghề. Ảnh: NHẬT HỒ

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cũng đã ban hành Công văn số 2022/UBND-TH, ngày 24.9 về việc “Kiểm soát hoạt động nuôi chim yến tại các đô thị trên địa bàn tỉnh”. Nội dung văn bản nói rõ, trong thời gian chờ Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi ban hành và có hiệu lực, để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cư dân trong khu vực nuôi chim yến và chủ động phòng, chống nguy cơ lây lan dịch cúm H5N1.

Trước đó, Kiên Giang cũng chính thức không cho phép xây dựng nhà yến tại đô thị, khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu dù chưa có văn bản chính thức nhưng việc nuôi chim yến cũng được phản ảnh rất nhiều.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Hiệu quả của tổ yến là có thật. Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi, quy hoạch vẫn chưa được thực hiện. Hiện tại chúng tôi vẫn phải chờ Bộ NNPTNT quy định cụ thể đối với chim yến mới quyết định”. Còn ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 950 nhà nuôi yến, qua khảo sát thực tế thì việc dẫn dụ gây nuôi chim yến đã góp phần không nhỏ cho thu nhập, phát triển kinh tế của các hộ dân cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh”. Theo ông Ly, chỉ tính đơn giản, nếu trong số 950 nhà yến, cho là sẽ có 50% số hộ gây nuôi thành công, mỗi tháng thu 1kg tổ yến, như vậy mỗi tháng cả tỉnh sẽ có 475kg, nếu tính bình quân 1kg/1.000USD, thì cũng sẽ thu được 475.000USD mỗi tháng.

Dẫn dụ hay nghề?

Tại hội thảo mang chủ đề phát triển bền vững nghề nuôi chim yến nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến từ tổ yến do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu tổ chức ngày 14.10, ông Mai Thế Hào, Cục chăn nuôi phía Nam (Bộ NNPTNT) nhận định: “Hiện nay yến chưa được xem là nghề. Vì nếu là nghề chăn nuôi cần phải có con giống, thức ăn… dù giá trị kinh tế đem lại là rất lớn”. Trong khi đó, ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ Khoa học Công nghệ) cho rằng: “Kỹ thuật nuôi yến của Việt Nam đã có bước phát triển dù rằng hầu hết đều tự phát. Để được gọi là nghề, cần phải có hành lang pháp lý để người nuôi an tâm”.

Về phía người nuôi, ông Nguyễn Thành Vinh (phường 2, Thành phố Bạc Liêu) nhận định: “Tôi đầu tư trên 7 tỉ đồng xây dựng nhà yến. Tuy nhiên, hiện tại cũng không xin phép, bởi chẳng nơi đâu cấp phép nuôi yến. Mặc khác, khi có sản phẩm rồi bán ở đâu, bao nhiêu cũng chưa hiểu. Chúng tôi chỉ tính toán nguồn đầu tư và tham khảo nhiều nhà yến khác để đầu tư”.

Không riêng gì ông Vinh mà hầu hết người nuôi yến tại ĐBSCL đang phập phồng khi thông tin lúc cấm, lúc không, dù chưa nhận được văn bản chính thức từ Bộ NNPTNT. Việc ban hành “Quy định tạm thời về lĩnh vực dẫn dụ, gây nuôi chim yến”, chính là cơ sở, hành lang pháp lý để kiểm soát phần nào tình trạng dẫn dụ, gây nuôi chim yến phát triển tràn lan, khó kiểm soát, gây bức xúc cho nhân dân như hiện nay. Đồng thời cũng làm cho người nuôi yến an tâm đầu tư. Bởi hiện tại đầu tư vào nhà yến tại ĐBSCL được ví von là nghề đầu tư mạo hiểm.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nhà nuôi yến: Mạnh ai nấy làm, quy định vẫn... chờ

NHẬT HỒ |

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến - Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến từ tổ yến tại Bạc Liêu”, diễn ra vào ngày 14.10.

ĐBSCL: Lúa hè thu giảm giá, khó bán

Lục Tùng |

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, nhưng giá lúa đã giảm 300-400đ/kg, thậm chí có nơi giảm đến 500đ?/kg so tháng trước, nhưng nông dân vẫn rất khó bán.

ĐBSCL tôm nuôi chính vụ, không lo thiếu giống

NHẬT HỒ |

Lần đầu tiên, người nuôi tôm tại ĐBSCL không còn nỗi lo thiếu con giống. Chấm dứt cảnh tranh mua giống vì khan hiếm cục bộ.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Nhà nuôi yến: Mạnh ai nấy làm, quy định vẫn... chờ

NHẬT HỒ |

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến - Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến từ tổ yến tại Bạc Liêu”, diễn ra vào ngày 14.10.

ĐBSCL: Lúa hè thu giảm giá, khó bán

Lục Tùng |

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, nhưng giá lúa đã giảm 300-400đ/kg, thậm chí có nơi giảm đến 500đ?/kg so tháng trước, nhưng nông dân vẫn rất khó bán.

ĐBSCL tôm nuôi chính vụ, không lo thiếu giống

NHẬT HỒ |

Lần đầu tiên, người nuôi tôm tại ĐBSCL không còn nỗi lo thiếu con giống. Chấm dứt cảnh tranh mua giống vì khan hiếm cục bộ.