Đồng bằng sông Cửu Long tìm cách bứt phá sau dịch COVID-19:

Nông dân mở cửa vườn nhà đón khách

Thanh Nguyên - Xuân Trường |

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sau đại dịch COVID-19, có nhiều cản ngại lớn để lên sự phục hồi kinh tế, gây ra tổn thất trên nhiều lĩnh vực. Sau khi dỡ bỏ lệnh cách ly toàn xã hội, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có những hoạt động nhộn nhịp, cùng hướng đến sự phục hồi nhanh chóng.

Phục sinh con tôm

Hạn mặn lịch sử và đặc biệt đại dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu trong 4 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi lẫn kim ngạch xuất khẩu thời điểm này  đều giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sau khi đại dịch COVID-19 được khống chế, nhất là khi lệnh cách ly xã hội được dỡ bỏ, theo số liệu sản xuất quý II/2020, ngành tôm đã xuất hiện những dấu hiệu phục sinh. VASEP (Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam), đến cuối năm 2020, xuất khẩu tôm sẽ cán đích ở mức 3,8 tỉ USD, tức tăng 300 - 400 triệu USD so với kế hoạch.

Dấu hiệu rõ nét nhất của sự phục sinh con tôm chính là thời tiết và thị trường đang dần ổn định kể từ đầu tháng 4 đến nay. Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy tiến độ thả nuôi tăng mạnh kể từ giữa tháng 4, đưa tổng diện tích thả nuôi toàn vùng ĐBSCL lên hơn 481.000ha, tức bằng 71,1% kế hoạch.

Theo ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, chính việc khống chế tốt dịch COVID-19, cùng với đó là thời tiết, môi trường cũng dần ổn định hơn và đặc biệt là giá tôm tăng trở lại từ đầu tháng 4 đã giúp người nuôi tôm yên tâm đầu tư thả giống. Ông Trung cho biết: “Gần đây, một số doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu quay trở lại Bạc Liêu để tìm kiếm nguồn hàng, tác động giá tôm trong tỉnh tăng trở lại. Sự hồi phục giá tôm, cùng với nắng nóng và độ mặn giảm cũng giúp người nuôi thêm tự tin trong việc đẩy nhanh tiến độ thả nuôi”.

Tâm lý lạc quan về sự hồi sinh mạnh mẽ của ngành tôm được ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP - củng cố thêm: “Hiện các đối thủ lớn của con tôm Việt Nam như: Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan… đều đang phải tập trung chống dịch COVID-19, trong khi Việt Nam cơ bản đã thành công trong công tác này. Một số thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc… cũng đang mở cửa nền kinh tế trở lại sẽ là cơ hội lớn cho con tôm Việt Nam trong thời gian tới. Với những thuận lợi kể trên, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tôm 3 tháng đầu năm chỉ giảm nhẹ 3,1%, nên VASEP tự tin điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu tôm năm 2020 từ mức 3,4 - 3,5 tỉ USD lên mức 3,8 tỉ USD”.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT nhận định: Tiến độ thả nuôi đang tăng trở lại, thị trường cũng đang tốt dần lên và đi theo là những Hiệp định Thương mại tự do đã, đang và sắp có hiệu lực sẽ là những thuận lợi lớn cho ngành tôm từ nay đến cuối năm. Ngành tôm không những sẽ hồi sinh sau đại dịch và hạn mặn lịch sử mà còn có cơ hội bứt phá mạnh mẽ cả về diện tích, sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu trong năm 2020 này.

Nông dân mở cửa vườn nhà đón khách

Ngày 27.4, khi nhận thông báo gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội  của Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang) tức thì anh Lê Minh Tâm chủ vườn dâu Thiên Tân nối kết với bạn bè trên mạng xã hội face book giới thiệu chương trình mở cửa vườn dâu đón khách tại vườn nhà và ngay ngày hôm sau lượng khách đầu tiên đã đến vườn dâu tham quan.

Anh Tâm nói: “Sau ngày giãn cách xã hội lượng khách những ngày đầu chỉ đạt khoảng 40% so trước đây, chủ yếu là khách gia đình từ các địa phương xung quanh, do nhà vườn sau dịch chưa kết nối được các công ty lữ hành ở  các thành phố lớn, nên suốt mấy ngày qua anh chỉ tiếp đón khách gia đình, khách hàng trên mạng xã hội và sau đó vườn dâu Thiên Ân của anh, khách tuy không kết thành đoàn như trước đây, nhưng mạch khách đến vẫn không dứt, điều đó chứng tỏ nhu cầu tham quan vườn sinh thái đang dần phục hồi và việc giao lưu tiếp cận với khách trên mạng xã hội để quảng bá các tour du, lịch tham quan được xem là tuyệt chiêu, chìa khoá để nhà vườn mở cửa đón khách thời hậu đại dịch…”.

Anh Bảy Bon, chủ bè cá lớn nhất đoạn sông Cần Thơ (Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ), nằm trong chuỗi liên kết du lịch Cồn Sơn cho biết: Cồn Sơn có 75ha đất vườn và 70 nông hộ thì có đến 50% hộ nông dân tham gia vào chuỗi liên kết du lịch. Nơi đây từng nổi tiếng thu hút mạnh khách du lịch từ điểm tham quan cá lóc bay và thực đơn bay, nghĩa là tạo sự liên kết trên toàn vùng, khách ngồi ở bất cứ nơi nào trên cù lao, vẫn có thể thưởng thức tất cả món ăn dân gian từ sản vật trên đất cù lao trong thực đơn đang vận hành của tour du lịch… suốt thời gian đại dịch, cả cù lao chấp nhận đóng băng theo lệnh giãn cách xã hội, những hộ dân liên kết vừa củng cổ chỉnh sửa vườn nhà vừa tập dượt chuẩn bị thêm sản phẩm du lịch mới có tên là “Cồn Sơn ngày mới”, đến Cồn Sơn thưởng ngoạn sau đại dịch cùng với nền cũ: Ăn trái cây, bữa cơm  dân dã, xem cá lóc bay… giờ sẽ được trải nghiệm các công đoạn làm bánh dân gian, các thức ăn từ nguồn khai thác  sản vật tại chỗ… mọi việc đã được hoàn tất, tour du lịch “Cồn Sơn ngày mới” trên sông Cần Thơ này chỉ chờ đúng ngày dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội…

Đa dạng hoá thị trường để đứng vững:

Khi giá lợn hơi lên đến đỉnh, kỹ sư Cao Huỳnh Lâm - chủ nông trại Minh An (Mang Thít, Vĩnh Long) - đang triển khai… kế hoạch thu gọn lại nông trại của mình chỉ vì nhiều năm qua  vật nuôi trong trang trại của anh: cá, tôm, heo… không tạo được thế ổn định, khi thì giá chìm xuống tận đáy, như  lúc đầu đại dịch giá lợn hơi chìm xuống còn 3,5 triệu đồng/tạ phải bán đổ bán tháo, đến cuối đại dịch cất lên 9 triệu đồng/tạ thì lúc này trong chuồng không còn con lợn nào…

Anh đã chịu đựng tình trạng trồi lên, sụt xuống như vậy đã ba năm rồi, tuy anh hiểu rằng  sau đại dịch, vật nuôi sẽ bị khan hiếm và giá sẽ còn tăng cao, nhưng nước lên thì thuyền lên, vấn đề còn lại là tỉ lệ lợi nhuận sau khi trừ chi phí… anh quyết định không tiếp tục bơi theo dòng chảy lệ thuộc vào một thị trường (Trung Quốc) bởi vì nơi đó có quá nhiều sóng gió.

Chị Trần Ngọc Sương - Giám đốc Công ty TNHH Ba Sương - chuyên chế biến nông sản thực phẩm cho biết, trước đây, mặt hàng xoài sấy dẻo của công ty chỉ xuất sang Trung Quốc, khi có thông tin chớm phát dịch bệnh chị đã chuyển sang trị trường Nga (mỗi  tháng xuất đi 200 tấn xoài sấy dẻo), nên dịch bệnh bùng phát không ảnh hưởng gì đến việc mua bán, thời hậu đại dịch nhu cầu mua hàng của khách sẽ còn cao hơn, công ty Ba Sương sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường khi đã chuẩn hoá chất lượng HCCP tất cả sản phẩm của mình. Hậu đại dịch mở ra nhiều cơ hội mới ở những thị trường lớn. Nếu bây giờ không kịp thời nắm bắt thì sẽ  vuột mất…

Sau đại dịch cơ hội mới sẽ mở ra cho nông nghiệp ĐBSCL

* Ông Nguyễn Mạnh Hùng (NAFOOD): ĐBSCL và nông nghiệp ở miền Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức trong phát triển nông sản. Kinh doanh chanh dây, rau củ quả đã tăng trưởng 40% so với cùng kỳ. Ông Phan Minh Thông (Tập đoàn Phúc Sinh) kinh doanh xuất khẩu càphê, hồ tiêu, gạo… tăng 120% trong đại dịch, nhờ thay đổi công nghệ chế biến nông sản, thay đổi phương thức thu mua trực tiếp với nông dân, đa dạng thị trường xuất khẩu. Đó là bài học thành công đáng chú ý.

Không phải DN nông nghiệp nào cũng vượt qua và tận dụng được lợi thế để phát triển; vì rất khó để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tìm kiếm thị trường và xác định công nghệ chế biến nông sản. Cơ hội đang mở ra cho nông nghiệp Việt. Thị trường nhập khẩu và thị trường nội địa (100 triệu dân) đều có nhu cầu lớn về thực phẩm. Như vậy, chính sách của Nhà nước để hỗ trợ phát triển sẽ trở thành chìa khóa để mở nút thắt.

* TS Trần Hữu Hiệp: Tái nhập cuộc nhanh, doanh nghiệp sớm hồi phục. ĐBSCL chịu “tác động kép” do dịch bệnh và hạn mặn khốc liệt trong khi nguồn lực hạn hẹp, nay tái khởi động lại SXKD là một thách thức lớn. Nhưng thị trường cũng đang từng bước được khơi thông, xác lập lại trạng thái bình thường mới. Các chính sách kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ được kích hoạt, cần tận dụng tốt các cơ hội để hồi phục “sức khỏe kinh tế vùng”.

Tận dụng cơ hội thị trường sau dịch không chỉ nhìn từ doanh nghiệp mà chính quyền. Lâu nay chính sách luôn có độ trễ và qua nhiều tầng nấc, chậm đến hoặc không đến đúng địa chỉ các đối tượng thụ hưởng. Cần triển khai hiệu quả nhất các gói hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Việc phục hồi kinh tế cần lồng ghép với đảm bảo an sinh xã hội, nhưng cần tách bạch rõ ràng các mục tiêu lo cho người nghèo, đối tượng chính sách với nâng cao năng lực cho DN để phát huy hiệu quả cao nhất.

Ngoài thị trường xuất khẩu, thì sân chơi nội địa, trước tiên là 18 triệu dân đồng bằng, gắn với TPHCM và miền Đông - vùng trọng điểm kinh tế lớn nhất nước là rất quan trọng. Địa phương có bước chuẩn bị tốt, tái nhập cuộc nhanh, doanh nghiệp sớm khỏe trở lại thì mới hấp thụ được chính sách, tận dụng tốt thời cơ, vượt qua thách thức.

* Ths Võ Văn Phục - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood): Vượt khó khăn nội tại, thách thức bên ngoài thì khả năng lội ngược dòng thành công sẽ là rất lớn. Dù cơ hội mở ra đang là rất lớn, nhưng để nắm bắt, tận dụng có hiệu quả do cơ hội mang đến chúng ta vẫn còn không ít việc phải làm. Đó là sản xuất trong nước phải được hồi phục trước để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu; là các cơ chế, chính sách hỗ trợ phải kịp thời để nông dân và doanh nghiệp có đủ điều kiện phục hồi sản xuất; là công tác xúc tiến, mở rộng thị trường phải được quan tâm cập nhật thường xuyên…

Thời hậu COVID-19, ĐBSCL và cả nước đều đang có cơ hội lớn để phục hồi và tăng tốc hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, nếu chúng ta biết vượt qua khó khăn nội tại, thách thức bên ngoài thì khả năng lội ngược dòng thành công sẽ là rất lớn.

Thanh Nguyên - Xuân Trường
TIN LIÊN QUAN

Đồng bằng sông Cửu Long: 45 năm lung linh hạt ngọc Việt

TRẦN LƯU |

Kinh tế ĐBSCL với nền nông nghiệp lúa gạo làm chủ lực đã có sự vươn mình mạnh mẽ trong chặng đường 45 năm thống nhất đất nước. Hạt gạo từ hậu phương ra chiến trường, giờ đây đã khẳng định vị thế Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo…

Không để doanh nghiệp và người dân thiếu vốn sản xuất

Cẩm Hà |

Dịch COVID-19 cũng như những khó khăn do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vốn vay vào khu vực cũng sụt giảm mạnh song ngành Ngân hàng cho biết, sẵn sàng cung ứng đủ vốn để giúp doanh nghiệp, người dân trong vùng vượt qua khó khăn.

TP Hồ Chí Minh cùng Đồng bằng sông Cửu Long liên kết phát triển du lịch

NHẬT HỒ |

Ngày 14.12, tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, UBND TP Hồ Chí Minh và UBND 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL về liên kết hợp tác phát triển du lịch.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Đồng bằng sông Cửu Long: 45 năm lung linh hạt ngọc Việt

TRẦN LƯU |

Kinh tế ĐBSCL với nền nông nghiệp lúa gạo làm chủ lực đã có sự vươn mình mạnh mẽ trong chặng đường 45 năm thống nhất đất nước. Hạt gạo từ hậu phương ra chiến trường, giờ đây đã khẳng định vị thế Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo…

Không để doanh nghiệp và người dân thiếu vốn sản xuất

Cẩm Hà |

Dịch COVID-19 cũng như những khó khăn do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vốn vay vào khu vực cũng sụt giảm mạnh song ngành Ngân hàng cho biết, sẵn sàng cung ứng đủ vốn để giúp doanh nghiệp, người dân trong vùng vượt qua khó khăn.

TP Hồ Chí Minh cùng Đồng bằng sông Cửu Long liên kết phát triển du lịch

NHẬT HỒ |

Ngày 14.12, tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, UBND TP Hồ Chí Minh và UBND 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL về liên kết hợp tác phát triển du lịch.