Những trường hợp nào hàng hóa được miễn ghi nhãn phụ?

L.L |

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) - Bộ KHCN Nguyễn Nam Hải cho biết, Nghị định 43 với nhiều điểm mới tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc miễn ghi nhãn phụ đối với hàng hóa là linh kiện nhập khẩu; được quay trở lại lưu thông trong nước cho phép gắn nhãn phụ, không phải làm lại toàn bộ nhãn hàng hóa…

Thông tin tại Hội nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về nhãn hàng hóa theo nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa do Tổng cục TĐC tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Nguyễn Nam Hải cho biết, Nghị định 43 có nhiều điểm mới tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi, giảm chi phí phát sinh cho doanh nghiệp như: miễn ghi nhãn phụ đối với hàng hóa là linh kiện nhập khẩu trong dịch vụ sửa chữa, bảo hành, không nhằm mục đích mua bán; miễn ghi nhãn phụ đối với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất nội bộ, không nhằm mục đích mua bán.

Hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được quay trở lại lưu thông trong nước cho phép gắn nhãn phụ, không phải làm lại toàn bộ nhãn hàng hóa.  Cho phép doanh nghiệp tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và các Hiệp định Việt Nam tham gia; cho phép doanh nghiệp có hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở khác nhau có cùng tiêu chuẩn chất lượng thì được ghi tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, không phải ghi tất cả các địa chỉ sản xuất như quy định cũ.

Ngoài ra, Nghị định 43 cũng có những quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng lậu, hàng giả và bảo vệ an ninh quốc phòng như: quy định bắt buộc phải công khai thông tin đối với những hàng hóa là thực phẩm, hóa chất gia dụng dạng rời, đóng gói đơn giản không có bao bì thương phẩm và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; quy định cụ thể việc gắn nhãn phụ đối với hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu tiêu thụ nội địa tránh gian lận; quy định việc ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng đối với hàng hóa sang chia, sang chiết tránh gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…

Đồng thời, Nghị định 43 quy định việc ghi nhãn hàng hóa đối với nhiều nhóm hàng hóa mới phát sinh và tích hợp nội dung của các văn bản quản lý chuyên ngành có liên quan đến nhãn hàng hóa nhằm đảm bảo tính mới, tính thống nhất của văn bản pháp luật. “Kể từ ngày 01/6/2017, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (Nghị định 43) có hiệu lực và thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP (Nghị định 89) của Chính phủ về Nhãn hàng hóa. So với Nghị định 89 Nghị định 43 có nhiều điểm mới thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng” - ông Hải cho hay.

 


L.L
TIN LIÊN QUAN

MINISO ghi nhãn phụ “đối phó”, không có tem hợp quy: Xử phạt thế nào?

Linh Linh |

Như Lao Động đã thông tin trong số báo 162 đăng ngày 14.7.2017, một số sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc tại chuỗi cửa hàng mang thương hiệu MINISO không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt hoặc nếu có dán thì lại không ghi đủ thông tin cần thiết. Đồng thời, nhiều sản phẩm không dán tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật hiện hành. Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ KHCN) cho biết, sẽ chỉ đạo các Chi cục vào cuộc, đồng thời phối hợp cùng Thanh tra Bộ xử lý.

Kinh tế 24h: Sai sót ở dự án đường ôtô vượt biển dài nhất Việt Nam; MINISO đánh đố người tiêu dùng

Văn Thắng - Khánh Linh |

Chung cư ra nhiều, người mua chẳng bao nhiêu; Phát hiện dự án đường ôtô vượt biển dài nhất Việt Nam có sai sót; MINISO bán hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, đánh đố người tiêu dùng; Bị làm nhái, hãng xe điện made in Vietnam “kêu cứu” Bộ Công Thương... là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua.

MINISO bán hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, đánh đố người tiêu dùng

Linh Linh |

Mặc dù thương hiệu MINISO đã chính thức “đặt chân” vào thị trường bán lẻ Việt Nam từ tháng 9.2016 nhưng theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, nhiều mặt hàng nhập khẩu được bày bán tại chuỗi cửa hàng của công ty này vẫn không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt và không dán tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa khiến người tiêu dùng hoang mang và lúng túng khi mua hàng.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

MINISO ghi nhãn phụ “đối phó”, không có tem hợp quy: Xử phạt thế nào?

Linh Linh |

Như Lao Động đã thông tin trong số báo 162 đăng ngày 14.7.2017, một số sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc tại chuỗi cửa hàng mang thương hiệu MINISO không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt hoặc nếu có dán thì lại không ghi đủ thông tin cần thiết. Đồng thời, nhiều sản phẩm không dán tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật hiện hành. Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ KHCN) cho biết, sẽ chỉ đạo các Chi cục vào cuộc, đồng thời phối hợp cùng Thanh tra Bộ xử lý.

Kinh tế 24h: Sai sót ở dự án đường ôtô vượt biển dài nhất Việt Nam; MINISO đánh đố người tiêu dùng

Văn Thắng - Khánh Linh |

Chung cư ra nhiều, người mua chẳng bao nhiêu; Phát hiện dự án đường ôtô vượt biển dài nhất Việt Nam có sai sót; MINISO bán hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, đánh đố người tiêu dùng; Bị làm nhái, hãng xe điện made in Vietnam “kêu cứu” Bộ Công Thương... là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua.

MINISO bán hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, đánh đố người tiêu dùng

Linh Linh |

Mặc dù thương hiệu MINISO đã chính thức “đặt chân” vào thị trường bán lẻ Việt Nam từ tháng 9.2016 nhưng theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, nhiều mặt hàng nhập khẩu được bày bán tại chuỗi cửa hàng của công ty này vẫn không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt và không dán tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa khiến người tiêu dùng hoang mang và lúng túng khi mua hàng.