Nhà máy điện"kêu cứu" vì thiếu than: TKV muốn "tăng giá bán than"

Cường Ngô |

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa có công văn gửi Bộ Công Thương báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh than, cung cấp than cho sản xuất điện năm 2022, sau khi Bộ này có văn bản chỉ đạo "trong bất luận trường hợp nào, các đơn vị cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện". Trong đó lý giải một loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ than cho các nhà máy điện.

Không có than nhập khẩu, có cung cấp đủ cho nhà máy điện

TKV cho biết, tính đến hết ngày 14.3.2022, lượng than tiêu thụ cho các nhà máy điện là 6.342 nghìn tấn, chỉ bằng 17,15% sản lượng theo hợp đồng.

Trong đó, các nhà máy nhiệt điện BOT đã nhận than đạt 19,06% số lượng theo hợp đồng; Các nhà máy thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 16,93%, riêng nhiệt điện Quảng Ninh đã nhận than đạt 22,2%; Một số nhà máy có tỉ lệ nhận than thấp dưới 10% Khối lượng hợp đồng là Ninh Bình (4,7%), Duyên Hải 1 (8,1%), Vũng Áng (7,0%)...

Doanh nghiệp này cũng thông tin, 3 tháng đầu năm, các Nhà máy nhiệt điện đăng ký nhu cầu 9.737 nghìn tấn, bằng 26,61% khối lượng theo hợp đồng (không tính Nhiệt điện An Khánh, Ninh Bình, Sơn Động).

Nhưng, khối lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện dự kiến là 8.505 nghìn tấn, bằng 23% sản lượng theo hợp đồng ký năm 2022.

Theo kế hoạch năm 2022, sản lượng than TKV phải cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 35 triệu tấn, gồm 20,92 triệu tấn than tiêu chuẩn Việt Nam và 14,08 triệu tấn than pha trộn giữa trong nước và than nhập khẩu.

TKV nhận định, kể cả tăng sản lượng than nguyên khai mà không có than nhập khẩu, hoặc than nhập khẩu về chậm, hoặc chất lượng không đảm bảo như kế hoạch thì khó có khả năng cung cấp đủ than cho các Nhà máy nhiệt điện.

Nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện. Ảnh minh hoạ, nguồn TKV
Nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện. Ảnh minh hoạ, nguồn TKV

Tại sao lại thiếu than?

TKV cho biết, việc đảm bảo sản lượng than cấp cho các NMNĐ theo khối lượng kế hoạch năm 2022 phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng, chất lượng than nhập khẩu theo kế hoạch.

Tuy nhiên, dự kiến 3 tháng đầu năm, TKV mới chỉ nhận được 325 nghìn tấn.

Việc không nhập khẩu được than theo đúng tiến độ, TKV cho hay - ngoài nguyên nhân khách quan của thị trường thế giới, còn do đến ngày 2.3.2022, EVN mới chấp thuận cơ chế giá than pha trộn TKV kê khai theo Luật giá, dẫn tới TKV phải đẩy lùi và bỏ lỡ nhiều cơ hội nhập khẩu đủ than về pha trộn theo kế hoạch.

Theo đó, hiện nay, sau khi EVN chấp thuận cơ chế giá thì việc tìm được nguồn nhập khẩu than là vô cùng khó khăn và không nhập được các loại than có chất lượng phù hợp để pha trộn.

Kèm theo đó là giá than thế giới tăng đột biến. TKV đã triển khai mở 4 gói thầu quốc tế mua than nhập khẩu để pha trộn trong quý II.2022. Tuy nhiên, do giá than thế giới tăng vượt giá đề xuất, cộng thêm ảnh hưởng chiến tranh giữa Nga và Ucraina làm khan hiếm nguồn cung dẫn tới khả năng không có đơn vị trúng thầu.

Theo TKV, có một số Nhà máy điện than (kể cả trong EVN và ngoài EVN) đã ký hợp đồng mua bán than dài hạn, trung hạn với TKV, nhưng lại thường xuyên không đảm bảo thực hiện theo cam kết.

Minh chứng, khi nguồn bên ngoài giá thấp hay điều kiện thời tiết thuận lợi, các nhà máy điện tăng cường lấy than bên ngoài, không tiêu thụ than của TKV (lấy khối lượng ít hơn so với hợp đồng đã ký) dẫn đến tồn kho cao, TKV phải giảm sản lượng sản xuất;

Ngược lại, khi giá cao hay thời tiết không thuận lợi (mưa bão, lũ lụt...) thì lại quay về lấy than của TKV với khối lượng cao, đặc biệt trong điều kiện hiện nay giá than thế giới tăng đạt mức kỷ lục, gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế này dẫn đến việc, nếu TKV không đưa vào kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thì sẽ không đủ nguồn than cung cấp cho các nhà máy điện, do đó dẫn đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh than của TKV không ổn định, không đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài.

Do đó, TKV đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến chỉ đạo các Nhà máy nhiệt điện tôn trọng và thực hiện nghiêm túc việc nhận than theo hợp đồng dài hạn đã ký kết với TKV.

Bên cạnh đó, phải đăng ký nhu cầu than hàng năm với khối lượng không chênh lệch quá khối lượng bình quân theo hợp đồng dài hạn và thực hiện tiếp nhận đúng khối lượng than đã đăng ký để TKV có kế hoạch đầu tư các dự án và chủ động sản xuất than cung cấp cho sản xuất điện bền vững.

TKV cũng đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính Phủ cho phép các chủ đầu tư các Nhà máy nhiệt điện BOT dùng thêm nguồn than pha trộn nhập khẩu như các Nhà máy Nhiệt điện khác, do nguồn than trong nước phải đưa vào pha trộn với than nhập khẩu mới đảm bảo đủ than cung cấp cho các Nhà máy nhiệt điện.

Đặc biệt, TKV kiến nghị Chính phủ xem xét tăng giá bán than trong nước, đặc biệt giá bán than cho các Nhà máy nhiệt điện. Bởi trước tình hình giá nguyên liệu, sắt thép năm 2022 tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm. Cộng với chi phí chống dịch và tiền lương giữ chân lao động thợ lò tăng cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh của TKV.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Web giả mạo trang thông tin điện tử giấy phép lái xe: Kiến nghị điều tra, khởi tố vụ án

Đặng Tiến |

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ xử lý trang web giả mạo trang thông tin điện tử giấy phép lái xe. Theo các chuyên gia pháp lý, với hành vi làm giả con dấu và giấy tờ của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ TTTT hoặc Bộ GTVT theo thẩm quyền quản lý của mình hoàn toàn có thể kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an điều tra và khởi tố vụ án.

"Bão" giá xăng gây "lốc" thị trường và nỗi lo nền kinh tế bị đe dọa

Nhóm PV |

Trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng đang "té nước theo mưa" - khiến áp lực lạm phát cũng từ đó tăng theo. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ và các bộ ngành cần điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô.

Giá xăng dầu giảm sau 7 lần tăng liên tiếp

Cường Ngô |

Từ 15h hôm nay (21.3), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Trong kỳ điều chỉnh lần này, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng, RON 95 giảm  630 đồng/lít đồng.

Nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương chỉ đạo nóng

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1225 ngày 11.3.2022 về việc "đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện". Bộ này yêu cầu trong bất luận trường hợp nào, các đơn vị cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại Hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Web giả mạo trang thông tin điện tử giấy phép lái xe: Kiến nghị điều tra, khởi tố vụ án

Đặng Tiến |

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ xử lý trang web giả mạo trang thông tin điện tử giấy phép lái xe. Theo các chuyên gia pháp lý, với hành vi làm giả con dấu và giấy tờ của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ TTTT hoặc Bộ GTVT theo thẩm quyền quản lý của mình hoàn toàn có thể kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an điều tra và khởi tố vụ án.

"Bão" giá xăng gây "lốc" thị trường và nỗi lo nền kinh tế bị đe dọa

Nhóm PV |

Trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng đang "té nước theo mưa" - khiến áp lực lạm phát cũng từ đó tăng theo. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ và các bộ ngành cần điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô.

Giá xăng dầu giảm sau 7 lần tăng liên tiếp

Cường Ngô |

Từ 15h hôm nay (21.3), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Trong kỳ điều chỉnh lần này, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng, RON 95 giảm  630 đồng/lít đồng.

Nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương chỉ đạo nóng

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1225 ngày 11.3.2022 về việc "đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện". Bộ này yêu cầu trong bất luận trường hợp nào, các đơn vị cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại Hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.