Nhà máy băm dăm tạm ngừng mua, nhiều chủ thu mua gỗ keo lo lắng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Giá keo giảm cùng với việc một số nhà máy băm dăm tạm dừng thu mua hoặc thu mua số lượng hạn chế đã khiến nhiều người thu mua gỗ keo tại Hà Tĩnh gặp khó khăn vì đã mua “ôm” rừng của dân.

Giảm giá gây thiệt hại lớn

Ngày 28.11, anh Bùi Đức Lực (43 tuổi, trú xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) là người chuyên thu mua cây gỗ keo của dân rồi nhập vào nhà máy băm dăm ở Vũng Áng - cho biết, vào đầu năm nay, giá gỗ keo đã bóc vỏ được nhà máy băm dăm thu mua giá 1,05 triệu đồng/tấn; đến giữa tháng 8, tháng 9, tháng 10.2022 giá thu mua lên đỉnh điểm là 1,45 triệu đồng/tấn. Thế nhưng từ đầu tháng 11 đến nay thì giá gỗ keo đã giảm xuống còn 1,25 triệu đồng/tấn.

Cũng theo anh Lực, ở thời điểm giá gỗ keo cao, anh đã mua hơn 20 ha rừng keo đến độ thu hoạch gỗ của người dân. Thế nhưng, giờ giá keo xuống và nhiều nhà máy tạm dừng thu mua khiến anh cũng như nhiều chủ thu mua gặp khó khăn, nhất là rơi vào tình cảnh người dân đã bán rừng giục cắt cây để họ trồng lứa keo khác, trong khi chủ thu mua thì đang gặp khó ở khâu tiêu thụ. Bởi vậy, anh phải thương lượng với người dân chịu khó chờ cho một thời gian nữa khi nhà máy thu mua nhiều thì sẽ cắt để bán, trả lại đất trống cho dân.

“Họ bảo bây giờ không xuất được hàng băm dăm ra nước ngoài nên nhà máy tạm dừng thu mua. Giờ đang còn nhà máy ở Vũng Áng thu mua nhưng cũng mua cầm chừng thôi.” - anh Lực nói.

Theo anh Lực, vào đợt cao điểm, anh thu mua cho dân cao nhất là 85 triệu đồng/ha rừng keo, còn hiện nay giá đã xuống nên thu mua với giá khoảng 60 - 65 triệu đồng/ha.

Giá băm dăm xuống thấp và nhà máy đang tạm dừng thu mua khiến giá rừng keo nguyên liệu của người dân cũng khó bán và rớt giá. Ảnh: Trần Tuấn.
Giá băm dăm xuống thấp và nhà máy đang tạm dừng thu mua khiến giá rừng keo nguyên liệu của người dân cũng khó bán và rớt giá. Ảnh: Trần Tuấn.

Anh Lê Ngọc Dũng (50 tuổi) là người chuyên thu mua keo ở địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thông tin, năm nay anh thu mua gần 100 ha rừng keo của dân ở địa bàn huyện Hương Khê. Hiện đã cắt bán rải rác một phần, còn phần lớn vẫn chưa cắt.

“So với đợt giá lên cao nhất vào giữa năm thì hiện nay giá đã xuống 2 trăm ngàn đồng mỗi tấn. Tính ra thiệt hại cho chúng tôi là rất lớn” - anh Dũng chia sẻ và nhẩm tính nếu một ha keo cho khối lượng gỗ lớn nhất đạt là 150 tấn thì cũng đã bị thiệt mất 30 triệu đồng/ha vì xuống giá.

Do đối tác nước ngoài dừng thu mua

Anh Lê Ngọc Dũng cũng cho hay, thực tế hiện nay ở Hà Tĩnh, số nhà máy băm dăm thu mua gỗ keo còn ít, vừa rồi một số nhà máy dừng mua càng khiến cho nhà máy ở Vũng Áng thêm quá tải, sau khi xay gỗ ra thành băm dăm thì tồn kho, không còn bãi để chứa nên thu mua cầm chừng lại.

Ông Trần Quang Luận - Giám đốc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt - xác nhận công ty của ông hiện vẫn chưa mua trở lại gỗ keo để sơ chế thành băm dăm xuất khẩu.

Rừng keo của người dân Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn.
Rừng keo của người dân Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn

“Hầu như các nhà máy đang dừng lại chứ đâu phải chắc chúng tôi. Phải chờ bên kia xem bán hàng được hay không đã thì mới tiếp tục nhập lại” - ông Luận nói.

Ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh cũng khẳng định gần đây, do phía đối tác nước ngoài thu mua băm dăm keo đang dừng mua. Do đó, một số nhà máy băm dăm thu mua gỗ keo ở tỉnh Hà Tĩnh đang dừng thu mua, đồng thời với việc tạm dừng thu mua thì hiện giá gỗ keo cũng đã giảm khá sâu.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Qua thời hoàng kim, nhiều nhà máy luyện kim Feromangan lâm cảnh hoang phế

An Trịnh - Trần Trọng |

Cao Bằng - Sau thời gian hoạt động, nhiều nhà máy luyện Feromangan trong đó có cả nhà máy thuộc Tập đoàn Tây Giang trên địa bàn tỉnh lâm cảnh hoang tàn.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất làm gì để vận hành tới 112% công suất thiết kế?

Thanh Hiếu |

Lần tăng công suất gần nhất, Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã chạy tới 112% công suất thiết kế. Đây là lần NMLD Dung Quất duy trì vận hành công suất cao trong thời gian dài nhất. Vậy NMLD Dung Quất đã sử dụng những biện pháp thế nào để có thể vận hành vượt công suất thiết kế?

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nâng công suất chạy thử tối đa lên 602MW

Anh Tuấn |

Ngày 16.11, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng có buổi kiểm tra tiến độ, đôn đốc công tác vận hành nâng công suất tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Trong đó, phía nhà máy cam kết nâng công suất ở mức tải 602 MW thành công để chạy thử vượt công suất phát tối đa theo thiết kế trong hợp đồng EPC.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Qua thời hoàng kim, nhiều nhà máy luyện kim Feromangan lâm cảnh hoang phế

An Trịnh - Trần Trọng |

Cao Bằng - Sau thời gian hoạt động, nhiều nhà máy luyện Feromangan trong đó có cả nhà máy thuộc Tập đoàn Tây Giang trên địa bàn tỉnh lâm cảnh hoang tàn.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất làm gì để vận hành tới 112% công suất thiết kế?

Thanh Hiếu |

Lần tăng công suất gần nhất, Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã chạy tới 112% công suất thiết kế. Đây là lần NMLD Dung Quất duy trì vận hành công suất cao trong thời gian dài nhất. Vậy NMLD Dung Quất đã sử dụng những biện pháp thế nào để có thể vận hành vượt công suất thiết kế?

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nâng công suất chạy thử tối đa lên 602MW

Anh Tuấn |

Ngày 16.11, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng có buổi kiểm tra tiến độ, đôn đốc công tác vận hành nâng công suất tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Trong đó, phía nhà máy cam kết nâng công suất ở mức tải 602 MW thành công để chạy thử vượt công suất phát tối đa theo thiết kế trong hợp đồng EPC.