Nguy cơ bán nhà máy điện gió hàng nghìn tỉ đồng vì... vướng cơ chế

Cường Ngô |

Một số doanh nghiệp điện gió cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia hạn chủ trương đầu tư, bởi vướng các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp có nguy cơ phải bán dự án điện lên tới hàng nghìn tỉ vì vướng cơ chế.

Dự án điện gió tiếp tục gặp khó

Ông Trần Minh Tiến - chủ 4 dự án điện gió tại Gia Lai và Quảng Trị cho biết, mặc dù được Tập đoàn Điện lực Việt Nam tạo điều kiện đấu nối lên lưới, nhưng phía địa phương còn rất nhiều thủ tục khó khăn, phức tạp.

"Trung ương có rất nhiều cuộc làm việc gỡ khó cho các dự án điện tái tạo, nhưng ở địa phương đến bây giờ vẫn chưa gia hạn chủ trương đầu tư cho dự án của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng, làm đủ mọi cách như yêu cầu của tỉnh nhưng vì vướng mắc về thủ tục đất đai nên tỉnh không gia hạn", ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, đặc thù ở một số khu vực miền núi những khiếu nại về đất đai rất nhiều. Song, địa phương không hỗ trợ doanh nghiệp mà yêu cầu doanh nghiệp tự đàm phán giá bồi thường với dân. Trong khi đó, phía doanh nghiệp không thể nào đáp ứng hết các yêu cầu từ phía người dân được.

"Nếu không được gia hạn chủ trương đầu tư, dự án của chúng tôi đang chạy thử nghiệm sẽ không được COD (vận hành thương mại). Hệ luỵ xảy ra là chúng tôi không được bán điện trong khi thời điểm này đang thiếu điện; doanh nghiệp không có doanh thu, nguy cơ mất nhà máy, trong khi mỗi một nhà máy được đầu tư lên tới gần 4.000 tỉ đồng", ông nói.

Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp rà soát các nội dung về khung giá cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp và kịp thời chỉnh sửa. Ảnh: Tuấn Nguyên
Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp rà soát các nội dung về khung giá cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp và kịp thời chỉnh sửa. Ảnh: Tuấn Nguyên

Ông Bùi Vạn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và mặt trời Bình Thuận - cho biết, hồ sơ pháp lý cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để làm cơ sở thoả thuận giá với EVN rất nhiều, bao gồm: Giấy chứng nhận hoặc chủ trương đầu tư còn hiệu lực; thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; các thủ tục về đất đai, quyết định cho thuê đất, giao đất; thoả thuận đấu nối còn hiệu lực…

“Tất cả những hồ sơ pháp lý đã khó rồi, mà còn hiệu lực thì càng khó nữa. Bởi trong 2 năm qua, nhiều dự án điện mặt trời, điện gió không kịp hoàn thành tiến độ, nhiều dự án đã hết hạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và một số lý do khách quan khác. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải hoàn thành việc đàm phán, thống nhất giá điện tái tạo là rất khó”, ông Thịnh nói.

45 dự án điện tái tạo chưa nộp hồ sơ hoạt động điện lực

Theo Bộ Công Thương, xác định việc đàm phán giá chính thức giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chủ đầu tư của 85 dự án chuyển tiếp sẽ mất nhiều thời gian.

Do đó, bộ này đã ban hành chỉ đạo EVN đàm phán giá điện tạm thời với chủ đầu tư và cho vận hành phát điện lên lưới điện khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định.

Đồng thời, thực hiện thanh quyết toán theo giá chính thức (sau khi đàm phán xong) kể từ ngày phát điện lên lưới. Bên cạnh đó, bộ cũng gửi công văn đến UBND các tỉnh, thành phố và EVN, đề nghị phối hợp hướng dẫn các chủ đầu tư nhà máy điện hoàn thiện thủ tục pháp lý để sớm đưa các dự án chuyển tiếp vào vận hành thương mại.

Bộ Công Thương cho hay có 79/85 dự án chuyển tiếp với tổng công suất 4.449MW đã nộp hồ sơ đến EVN. Còn 6/85 dự án với tổng công suất 284MW (chiếm 6%) chưa gửi hồ sơ đàm phán dù EVN đã đôn đốc nhiều lần.

Trong số các dự án đã nộp hồ sơ đàm phán, hiện có 68 dự án đã thỏa thuận giá điện với EVN, 67/68 dự án đã thỏa thuận giá điện tạm thời bằng 50% khung giá phát điện để làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán điện và vận hành thương mại.

Hiện có 43/61 dự án (đã được Bộ Công Thương duyệt giá tạm) đã và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong đó, chỉ mới 20 dự án với tổng công suất 1.171MW đã được công nhận ngày vận hành thương mại.

Về tình hình cấp giấy phép hoạt động điện lực có 29/85 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện, trong đó có 9 dự án được cấp phép một phần dự án, còn lại là toàn bộ dự án.

Đáng chú ý, có tới 45 dự án chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Giá điện gió, mặt trời bị chê quá thấp, Bộ Công Thương nói "phù hợp"

Cường Ngô |

Khung giá phát điện dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp tại Quyết định 21 (ban hành tháng 1.2023) bị một số nhà đầu tư cho rằng là "quá thấp". Tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳng định khung giá này "đúng phương pháp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay".

Trao quyền cho địa phương lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió

Cường Ngô |

Việc lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ sẽ do địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm.

Những khuyến nghị phát triển điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đưa công suất điện gió ngoài khơi ở Việt Nam đạt 6GW vào năm 2030. Để hiện thực hoá mục tiêu này, ông Stuart Livesey - CEO CTCP Phát triển Dự án Điện gió La Gan, đồng thời là đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam cho biết, cần 2 giai đoạn quan trọng để phát triển.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Cần thiết giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn

CAO NGUYÊN |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Thời điểm đăng ký giảm trừ người phụ thuộc để tối ưu thuế thu nhập cá nhân

Đức Mạnh |

Theo chuyên gia, nên đăng ký bổ sung người phụ thuộc sớm nhất có thể hoặc theo thời hạn thông báo từ công ty để đảm bảo tất cả hồ sơ người phụ thuộc được đăng ký thành công trước thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm.

Giá điện gió, mặt trời bị chê quá thấp, Bộ Công Thương nói "phù hợp"

Cường Ngô |

Khung giá phát điện dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp tại Quyết định 21 (ban hành tháng 1.2023) bị một số nhà đầu tư cho rằng là "quá thấp". Tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳng định khung giá này "đúng phương pháp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay".

Trao quyền cho địa phương lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió

Cường Ngô |

Việc lựa chọn dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ sẽ do địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm.

Những khuyến nghị phát triển điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đưa công suất điện gió ngoài khơi ở Việt Nam đạt 6GW vào năm 2030. Để hiện thực hoá mục tiêu này, ông Stuart Livesey - CEO CTCP Phát triển Dự án Điện gió La Gan, đồng thời là đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam cho biết, cần 2 giai đoạn quan trọng để phát triển.