Nguồn nhân lực là lợi thế lớn và nổi bật nhất của Việt Nam để phát triển ngành bán dẫn

Đức Mạnh (thực hiện) |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam cũng là quốc gia có bước đi nhanh hơn, bài bản hơn so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực với việc đưa nội dung phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn thành một đề án tổng thể để thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả.

Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI
Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI

Thưa Bộ trưởng, Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” do Bộ KHĐT chủ trì soạn thảo có những điểm nhấn đáng chú ý nào?

- Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” được xây dựng vào thời điểm này là hết sức có ý nghĩa và kịp thời, thể hiện tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.

Về cách tiếp cận, trong quá trình xây dựng Đề án, Bộ KHĐT tiếp cận theo phương diện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Sản phẩm của chương trình đào tạo là đội ngũ kỹ sư chất lượng cao tốt nghiệp đại học (không bao gồm hệ cao đẳng) từ các ngành gần, ngành phù hợp, ngành đúng với công nghiệp bán dẫn.

Về mục tiêu, Đề án xác định đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam tham gia sâu vào quy trình thiết kế, công đoạn đóng gói và kiểm thử, làm chủ được một phần công nghệ đóng gói và kiểm thử, từng bước nắm bắt được công nghệ trong công đoạn sản xuất. Đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Trong đó, có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35.000 kỹ sư trong lĩnh vực khác của ngành công nghiệp bán dẫn. Tối thiểu 5.000 kỹ sư trong số đó có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo. Đào tạo được khoảng 1.300 giảng viên có trình độ quốc tế.

Căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhu cầu thực tế của thị trường hiện tại và trong giai đoạn tới, cũng như kết quả khảo sát năng lực đào tạo của các trường đại học lớn, con số 50.000 kỹ sư đến năm 2030 hoàn toàn khả thi, thậm chí còn có thể đào tạo được nhiều hơn.

Ngoài ra, hiện nay việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để phục vụ phát triển AI đang ngày càng phổ biến và xu thế chung không thể đảo ngược. Vì vậy, trong số 50.000 kỹ sư cần có ít nhất 5.000 nhân sự có trình độ chuyên môn sâu về AI.

Về đào tạo, chủ yếu là hình thức đào tạo ngắn hạn, nâng cao, chuyển đổi từ các ngành gần, ngành phù hợp sang ngành công nghiệp bán dẫn. Song song đó, hình thức đào tạo chính quy cũng sẽ được triển khai trên cơ sở hợp tác chặt chẽ 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp và liên kết quốc tế trong xây dựng, nhập khẩu chương trình, thu hút chuyên gia quốc tế về Việt Nam giảng dạy.

Chip bán dẫn là một lĩnh vực có tính chất tinh vi và phức tạp cao, đòi hỏi sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đào tạo. Vậy việc này đang được triển khai như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Về cơ sở vật chất, trên cơ sở kinh nghiệm thành công của các quốc gia có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển, để hỗ trợ cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam cần tối thiểu: 4 trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia với các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế đặt tại các đại học quốc gia, đại học vùng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).

Các trung tâm bán dẫn dùng chung có chức năng hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu, phát triển và ươm tạo doanh nghiệp. Khoảng 18 trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn ở mức cơ bản tại 18 trường đại học kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu. Các trung tâm này có thể được nâng cấp từ các trang thiết bị hiện có của các trường, các đơn vị hoặc đầu tư mới theo yêu cầu cụ thể từng trường hợp.

Về nguồn lực, bao gồm nguồn ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo và các cơ quan, tổ chức, các nguồn vốn ODA; vốn tài trợ trong nước, nước ngoài; khuyến khích hợp tác công - tư; các nguồn vốn hợp pháp khác được huy động từ tư nhân để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, dự án thuộc phạm vi Đề án.

Trong đó, nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước cho việc hình thành các cơ sở vật chất, đào tạo giảng viên, thu hút chuyên gia đóng vai trò quyết định. Nguồn lực tổ chức đào tạo đến từ các viện, trường, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và xã hội hóa là chủ yếu.

Theo dự tính trong Đề án, để thực hiện mục tiêu đề ra, tổng mức kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đến năm 2030 khoảng 26.000 tỉ đồng. Mức kinh phí này được tính toán dựa trên mức chi phí trang thiết bị, nhân lực theo định mức và thông lệ trên thế giới, phân chia theo các hạng mục công việc cụ thể của từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện. Đề án cũng giao các bộ, ngành, cơ sở đào tạo có kế hoạch triển khai cụ thể để đạt được các mục tiêu của Đề án; giao các trường đại học xác định và đăng ký các chỉ tiêu đào tạo cụ thể để triển khai.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Đức Mạnh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tăng tốc đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn

Hoài Anh - Lương Hạnh |

Tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn vào năm 2030 - gấp 10 lần con số hiện nay. Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập hấp dẫn - đây được xem là cơ hội cho những bạn trẻ đam mê và muốn theo học ngành này.

Mở ra cơ hội việc làm cho kỹ sư ngành bán dẫn

Lê Thanh Phong |

Phát triển kinh tế với những ngành nghề cần hàm lượng chất xám cao là đòi hỏi của thời đại, là chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam. Ở những ngành như công nghiệp bán dẫn, điều kiện cần nhất không phải là khu nhà thật to, cơ ngơi thật lớn, mà là bộ não thông minh của con người.

Thủ tướng nêu giải pháp đào tạo 100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Sạt lở đất trong đêm ở Hà Nội khiến 3 cháu bé tử vong

Tô Thế |

Mưa lớn gây sạt lở khiến bức tường nhà đổ ập đè lên 3 cháu bé. Sự việc xảy ra tại huyện Ba Vì (Hà Nội).

Vinh quang Việt Nam - Anh hùng cứu hỏa Nguyễn Chí Thành hơn 20 năm tận hiến với nghề

Minh Tâm - Chân Phúc |

Trung tá Nguyễn Chí Thành - Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (PC07), Công an TPHCM, một người lính bản lĩnh, say nghề và dấn thân. Hơn 20 năm qua, anh dốc lòng cùng đồng đội hoàn thành trách nhiệm của người lính thời bình.

Cập nhật giá vàng sáng 13.5: Vàng nhẫn bất động, vàng miếng rơi tự do

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng sáng 13.5: Tính đến 6h sáng nay, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 86-91,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn tăng lên mức 74,9-77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết ở ngưỡng 2.359,7 USD/ounce.

Hòa Bình xử lý nghiêm vụ san gạt đất rừng trái phép để xây trang trại

Minh Chuyên |

Hòa Bình - UBND huyện Kim Bôi đã giao đơn vị chuyên môn kiểm tra, xử lý nghiêm vụ san gạt đất rừng để xây trang trại. Nếu tiếp tục vi phạm, đến mức cần thiết sẽ giao Công an xử lý hình sự.

Cơ sở giáo dục ở TPHCM phải đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Huyền Trân |

UBND TPHCM giao Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chỉ đạo các Phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên; đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.

Tăng tốc đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn

Hoài Anh - Lương Hạnh |

Tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn vào năm 2030 - gấp 10 lần con số hiện nay. Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập hấp dẫn - đây được xem là cơ hội cho những bạn trẻ đam mê và muốn theo học ngành này.

Mở ra cơ hội việc làm cho kỹ sư ngành bán dẫn

Lê Thanh Phong |

Phát triển kinh tế với những ngành nghề cần hàm lượng chất xám cao là đòi hỏi của thời đại, là chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam. Ở những ngành như công nghiệp bán dẫn, điều kiện cần nhất không phải là khu nhà thật to, cơ ngơi thật lớn, mà là bộ não thông minh của con người.

Thủ tướng nêu giải pháp đào tạo 100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.