Nguồn nhân lực công nghệ mới: Cơ hội để Việt Nam bứt phá

Thế Lâm |

Thế giới đang bước vào thời đại của các công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), ML (học máy), big data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật)…, kéo theo sự tăng cường hợp tác, nhưng cũng song hành những cuộc đua quyết liệt giữa các quốc gia.

Từ thương chiến Mỹ - Trung: Công nghệ là nòng cốt

Thương chiến Mỹ - Trung diễn ra từ năm 2018 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hòa hoãn. Tổng thống mới của Mỹ Joe Biden, vẫn tiếp tục chính sách như người tiền nhiệm là kiểm soát chặt các công nghệ quan trọng được giao dịch, cung cấp cho Trung Quốc qua kênh doanh nghiệp. Các công nghệ lõi và mới, quan trọng được quan tâm hàng đầu như chip – bán dẫn, AI, 5G, big data…

Trong đó, AI là một trong những tâm điểm cuộc đua công nghệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo một nghiên cứu của hãng tư vấn Kearney (Mỹ) và quĩ đầu tư EDBI thuộc Cơ quan phát triển kinh tế Singapore, Mỹ dường như đang dẫn đầu chi đầu tư cho AI theo đầu người, đạt 155USD/người; trong khi Trung Quốc có số dân đông gấp hơn 4 lần so với Mỹ, nhưng cũng đạt 21USD/người trong năm 2019.

Suất đầu tư/người của Trung Quốc tuy ít hơn của Mỹ khoảng 7 lần, tuy nhiên xét về tổng kinh phí đầu tư thì Mỹ chỉ nhiều hơn Trung Quốc khoảng 2 lần.

Trên thực tế, hàng chục năm qua các quốc gia đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực AI. Tuy nhiên đối với khu vực Đông Nam Á, việc đầu tư mới được đẩy mạnh vài năm trở lại đây. Cũng theo nghiên cứu trên, chi tiêu đầu tư vào AI của khu vực Đông Nam Á chỉ đạt 2USD/người/năm trong giai đoạn 2015-2019, là khoảng thời gian nhiều quốc gia bứt tốc trong lĩnh vực này.

Việt Nam đang đứng ở đâu?

Có một thực tế là, khu vực Đông Nam Á trong khi Singapore định hướng mạnh mẽ đầu tư cho công nghệ mới AI với mức chi 68USD/người, thậm chí còn nhiều hơn các quốc gia phát triển khác ở Bắc Mỹ và Châu Âu, thì phần còn lại trong đó có Việt Nam, mức chi theo nghiên cứu của Kearney và EDBI là còn quá thấp, dưới 1USD/người.

Phòng thí nghiệm công nghệ cao của tập đàon bán dẫn hàng đầu thế giới (Mỹ) tại Hà Nội đa phần các kĩ sư là người Việt Nam. Ảnh: Trang Trần.
Phòng thí nghiệm công nghệ cao của tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới (Mỹ) tại Hà Nội đa phần các kĩ sư là người Việt Nam. Ảnh: Trang Trần.

Trao đổi về nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, ông Lâm Nguyễn Hải Long – Giám đốc Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung - cho rằng, đội ngũ kĩ sư, cử nhân… tại Việt Nam có sự nhạy bén và rất nhanh nắm bắt các công nghệ mới AI, ML, tự động hóa và robot, big data… và có thể chỉ xếp sau Singapore và Malaysia trong khu vực.

“Hiện nguồn nhân lực công nghệ mới của Việt Nam có số lượng còn rất hạn chế”, ông Long cho biết.

Trong bối cảnh như vậy, ngoại trừ Singapore, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội bứt phá vượt lên các quốc gia còn lại trong khu vực nếu có định hướng đầu tư đúng và tập trung mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ mới.

Đồng quan điểm cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có nguồn nhân lực công nghệ mới) của Việt Nam cũng đang ở tốp trên của khu vực, tuy nhiên theo ông Lê Văn Chính – Chủ tịch Công ty cổ phần Soncamedia, thứ chúng ta còn thiếu chính là một môi trường làm việc để cọ xát, tương tác từ đó hình thành những tư duy mới, sáng tạo, từ đó mới có thể giúp hình thành các startup kì lân, siêu kì lân…

Theo chia sẻ của một chuyên gia thuộc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc, cơ sở để tạo sự bứt phá nguồn nhân lực AI và các nghiên cứu trong lĩnh vực này cần bắt đầu từ việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trước làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam

Thế Lâm |

Làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á của các doanh nghiệp FDI được cho là sẽ tiếp diễn trong thời gian tới nhằm phân tán rủi ro tại thị trường Trung Quốc trước thương chiến Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hòa hoãn.

37 công nghệ cao được ưu tiên phát triển để tiến vào Công nghiệp 4.0

Thế Lâm |

Danh mục 37 công nghệ cao vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

Công nghệ cao sẽ là con đường bứt phá của nông nghiệp Việt Nam

Lê Thanh Phong |

Ngành Nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu trong quý IV/2020 xuất khẩu đạt trên 10 tỉ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 40 tỉ USD trở lên. Tự tin đưa con số này là bởi vì, kim ngạch xuất khẩu của ngành 3 quý vừa qua đạt hơn 30,05 tỉ USD.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trước làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam

Thế Lâm |

Làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á của các doanh nghiệp FDI được cho là sẽ tiếp diễn trong thời gian tới nhằm phân tán rủi ro tại thị trường Trung Quốc trước thương chiến Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hòa hoãn.

37 công nghệ cao được ưu tiên phát triển để tiến vào Công nghiệp 4.0

Thế Lâm |

Danh mục 37 công nghệ cao vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

Công nghệ cao sẽ là con đường bứt phá của nông nghiệp Việt Nam

Lê Thanh Phong |

Ngành Nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu trong quý IV/2020 xuất khẩu đạt trên 10 tỉ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 40 tỉ USD trở lên. Tự tin đưa con số này là bởi vì, kim ngạch xuất khẩu của ngành 3 quý vừa qua đạt hơn 30,05 tỉ USD.