Người dân vùng lũ Hà Tĩnh khốn khổ vì "mua rơm khó hơn mua vàng"

TRẦN TUẤN |

Trận lụt lịch sử vào tháng 10.2020 khiến rơm, rạ dự trữ cho gia súc bị hư hỏng hết nên hiện người dân vùng lũ Hà Tĩnh đang rất khốn khổ khi tìm nguồn thức ăn cho trâu, bò.
Video người dân khốn khổ sở vì lụt làm hỏng rơm, rạ, thiếu thức ăn cho trâu bò

Mua rơm khó hơn… mua vàng

Chị Nguyễn Thị Thủy (50 tuổi, trú thôn Xuân Lâu, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên) tỏ ra rất phấn khởi sau nhiều ngày dò hỏi, đã mua được 2 xe rơm của bà Nguyễn Thị Niên ở thôn Bộc Nguyên, xã Cẩm Thạch để về cho trâu, bò ăn. Đây là lần thứ 2 sau hơn nửa tháng trước chị đã phải bỏ ra 1 triệu đồng để mua rơm.

“Trận lụt cuối tháng 10 đã ngập hết khoảng 15 xe rơm của gia đình tôi. Sau lụt, rơm hỏng hết không có cho trâu, bò ăn, tôi phải tìm hỏi khắp nơi để mua về làm thức ăn cho chúng. Giờ giá rơm đắt đỏ nhưng muốn mua cũng rất khó vì lũ lụt gần như rơm nhà nào cũng đã bị hư hỏng hết rồi” - Chị Thủy than thở.

Hình ảnh ngập lụt lịch sử ở Hà Tĩnh cuối tháng 10.2020 khiến rơm, rạ là nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, bò của người dân hầu như bị hư hỏng hết. Ảnh: Trần Tuấn.
Hình ảnh ngập lụt lịch sử ở Hà Tĩnh cuối tháng 10.2020 khiến rơm, rạ là nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, bò của người dân hầu như bị hư hỏng hết. Ảnh: Trần Tuấn.
Chị Thủy may mắn sau nhiều ngày dò hỏi, thuyết phục đã mua được ít rơm về cho trâu, bò ăn. Ảnh: Trần Tuấn.
Chị Thủy may mắn sau nhiều ngày dò hỏi, thuyết phục đã mua được ít rơm về cho trâu, bò ăn. Ảnh: Trần Tuấn.

Tại thôn Tam Trung, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên), chị Hồ Thị Liên (31 tuổi) cũng đang “đứng ngồi không yên” vì đang nuôi 2 con bò nhưng đã hết nhẵn 1 xe rơm 500.000 đồng mới mua về được vài tuần trước. “Giờ muốn mua cũng không biết ai có rơm bán nữa mà mua. Nói không ngoa, giờ mua rơm khó hơn mua vàng vì lũ lụt ngập sâu nhà nào cũng hỏng hết rơm, rạ cả rồi” - Chị Liên chia sẻ.

Trận lũ lịch sử cuối tháng 10, huyện Thạch Hà cũng bị ngập sâu hơn 2m. Bà Đậu Thị Hà (58 tuổi, ở thôn La Xá, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà) cho biết, đợt lụt trong năm chuồng bò của gia đình bà ngập 2m, may kịp đưa bò lên núi tránh.

Toàn bộ rơm dự trữ của gia đình bà bị ngập hỏng hết. Do không còn rơm nên sau lụt, bà đã phải bán bớt 1 con bê. Hiện gia đình đang duy trì nuôi 3 con nhưng không còn rơm. Tháng trước bà mới phải bỏ 2 triệu đồng mua được 2 xe rơm, nhưng hiện đã gần hết. Giờ gia đình đang đi hỏi tìm mua thêm nhưng chưa hỏi ra nhà nào có bán.

Thiếu thức ăn, trâu, bò rớt giá khó bán

Theo chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Xuân Lâu, xã Cẩm Thạch, vì thiếu rơm mà chị phải bán rẻ một con nghé và 1 con bê, thiệt mất gần 10 triệu đồng so với bình thường. Hỏi có phải bị thương lái lợi dụng ép giá không? Chị Thủy cho rằng không phải ép giá mà do khan hiếm nguồn thức ăn, ít người mua về nuôi nên trâu, bò xuống giá cũng có lý.

Bà Hà mua 2 triệu tiền rơm về cho bò nhưng đã hết, nay muốn mua cũng không biết mua đâu ra. Ảnh: Trần Tuấn.
Bà Hà mua 2 triệu tiền rơm về cho bò nhưng đã hết, nay muốn mua cũng không biết mua đâu ra. Ảnh: Trần Tuấn.

Cũng do hết rơm nên gia đình bà Hà ở xã Tâm Lâm Hương cũng đang rao bán thêm 1 con bê nữa nhưng chưa thấy ai đến hỏi mua. “Giờ duy trì nuôi thì không biết lấy chi cho nó ăn, mà bán cũng khó, giá lại thấp nữa” - Bà Hà than thở.

Ông Khả - Một thương lái hay mua trâu, bò ở xã Cẩm Thạch cho biết, đợt này khan hiếm thức ăn, rơm rạ hư hỏng hết do lũ lụt nên hầu như không có người mua trâu, bò về nuôi mà chỉ mua về làm thịt nếu có tiệc cưới hỏi. Thành ra công việc của ông cũng khó khăn, lâu lắm mới có được một mối để mua - bán.

Chiều 11.1, ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết, hiện nay nhiều hộ dân trên địa bàn trong năm bị ngập lụt đang gặp khó khăn vì rơm rạ hư hỏng, khan hiếm nguồn thức ăn cho trâu, bò.

Bà Hà thái chuối làm thức ăn cho bò vì rơm đã hết. Ảnh: Trần Tuấn.
Bà Hà thái chuối làm thức ăn cho bò vì rơm đã hết. Ảnh: Trần Tuấn.

Trước tình hình này, huyện đã khuyến cáo người dân chủ động liên hệ thu mua rơm rạ của người dân vùng cao, đồng thời tích cực kiếm nguồn thức ăn tươi, thức ăn xanh để thay thế.

Cũng theo ông Sáu, toàn huyện hiện có hơn 28.000 con trâu, bò, chiếm gần 12% tổng đàn trâu bò của tỉnh Hà Tĩnh (toàn tỉnh khoảng 237.000 con).

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

EVNNPC "tri ân khách hàng" tại vùng lũ Hà Tĩnh 1,6 tỉ đồng

NGUYỄN THỦY |

Sáng 23.12, tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã trao tặng nhiều phần quà, với tổng trị giá 1,6 tỉ đồng cho các trường học, trạm y tế, UBND các xã bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua. Đây là hoạt động nằm trong tháng tri ân khách hàng năm 2020.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ người dân vùng lũ Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Chiều ngày 22.10, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã về Hà Tĩnh trao 400 triệu đồng để hỗ trợ cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động Hà Tĩnh bị thiệt hại do mưa lũ.

Xuyên đêm mang hàng cứu trợ về với người dân vùng lũ Hà Tĩnh

Quách Du |

Đêm 21.10, tại điểm tiếp hàng cứu trợ lũ lụt tỉnh Hà Tĩnh (khách sạn Thanh Bình, số 9, đường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh), hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau chở đến và chở đi những chuyến hàng cứu trợ bà con trong vùng lũ Hà Tĩnh.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Hà Nội chốt ba môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024

Vân Trang |

Năm nay, Hà Nội sẽ thi tuyển 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập.

Phú Thọ: Dân khốn khổ vì dự án đường cao hơn nền nhà cả mét

Tô Công - Minh Nguyễn |

Người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao bức xúc vì dự án đường nâng nền lên quá cao, gây phiền toái thậm chí là thiệt hại cho nhiều hộ gia đình.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

EVNNPC "tri ân khách hàng" tại vùng lũ Hà Tĩnh 1,6 tỉ đồng

NGUYỄN THỦY |

Sáng 23.12, tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã trao tặng nhiều phần quà, với tổng trị giá 1,6 tỉ đồng cho các trường học, trạm y tế, UBND các xã bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua. Đây là hoạt động nằm trong tháng tri ân khách hàng năm 2020.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ người dân vùng lũ Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Chiều ngày 22.10, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã về Hà Tĩnh trao 400 triệu đồng để hỗ trợ cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động Hà Tĩnh bị thiệt hại do mưa lũ.

Xuyên đêm mang hàng cứu trợ về với người dân vùng lũ Hà Tĩnh

Quách Du |

Đêm 21.10, tại điểm tiếp hàng cứu trợ lũ lụt tỉnh Hà Tĩnh (khách sạn Thanh Bình, số 9, đường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh), hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau chở đến và chở đi những chuyến hàng cứu trợ bà con trong vùng lũ Hà Tĩnh.