Nghiệm thu điện mặt trời 1.000 tỉ dù còn vướng quy hoạch rừng ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Dự án Điện mặt trời Trung Sơn có vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng và đã được nghiệm thu dù vẫn có khoảng 8,64ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất. Hiện nay, địa phương đang rà soát pháp lý tại dự án này.

Ngày 19.9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Khánh Hòa đã nhận được văn bản của UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan đến nội dung xử lý phần diện tích quy hoạch rừng sản xuất thuộc Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Sơn (huyện Cam Lâm) của Công ty CP Phát triển năng lượng Trung Sơn.

"Sở đã giao Chi cục Kiểm lâm kiểm tra thực địa tại thời điểm bây giờ so với quy hoạch trước đây" - lãnh đạo Sở NNPTNT thông tin về việc rà soát hiện trạng đất tại dự án Điện mặt trời Trung Sơn.

Loạt vi phạm đã được kết luận

Dự án Điện mặt trời Trung Sơn có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng. Vào tháng 10.2022, Kiểm toán Nhà nước có đề cập đến nội dung dự án Điện mặt trời Trung Sơn có một phần diện tích trùng với quy hoạch 3 loại rừng được duyệt. Cụ thể, dự án này có khoảng 8,64ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất.

Cũng liên quan đến hồ sơ pháp lý tại dự án này, đến tháng 4.2023, Thanh tra Chính phủ tiếp tục có kết luận thanh tra và nêu ra một số vi phạm.

Dự án Điện mặt trời Trung Sơn có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng. Ảnh: Hữu Long
Tháng 6.2023, Sở Công Thương nghiệm thu dự án Điện mặt trời Trung Sơn trước khi đi vào hoạt động. Ảnh: Hữu Long

Theo Thanh tra Chính phủ, việc các Sở thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa thẩm định năng lực tài chính nhà đầu tư tại dự án điện mặt trời Trung Sơn chưa đúng theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014… đồng thời, nhà đầu tư cũng không đủ điều kiện về năng lực tài chính để được tỉnh cho thuê đất. Thanh tra Chính phủ cho rằng, UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định cho thuê đất là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Trước kết luận của cơ quan kiểm tra của Trung ương, Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa đã rà soát liên quan đến quy hoạch sử dụng đất tại dự án Điện mặt trời Trung Sơn.

Theo đó, tại thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư (năm 2018) xác định, toàn bộ diện tích dự án nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 5.2019 đến nay, trong ranh giới khu vực dự án có khoảng 8,64ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất và hiện nay, toàn bộ khu vực dự án là không có rừng.

Đang rà soát quy hoạch vẫn nghiệm thu dự án

Cũng theo Sở NNPTNT hiện nay, Bản đồ định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực (có ngành lâm nghiệp) trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được số hóa, hoàn thiện.

Do đó, nếu trường hợp dự án điện mặt trời Trung Sơn phù hợp với các quy hoạch và đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất của phần diện tích 8,64ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất sang mục đích khác theo quy định thì Sở đề xuất UBND tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn quy hoạch tỉnh, cập nhật lên bản đồ để đảm bảo thống nhất.

Liên quan đến nội dung này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở NNPTNT chủ động xử lý các nội dung phát sinh thuộc thẩm quyền; báo cáo, đề xuất, tham mưu các nội dung thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.

Mặc dù Kiểm toán Nhà nước đã kết luận dự án Điện mặt trời Trung Sơn có một phần diện tích trùng với quy hoạch 3 loại rừng và đến nay dự án chưa khắc phục. Tuy vậy đến tháng 6.2023, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã ký văn bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng dự án Điện mặt trời Trung Sơn.

Theo một lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, vào tháng 4.2023, Sở đã cung cấp hồ sơ các dự án điện mặt trời để UBND tỉnh Khánh Hòa cho Cục An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an, phục vụ điều tra, xác minh theo thẩm quyền.

“Sau khi Sở tập hợp hồ sơ đã giao lại cho tỉnh trước khi tỉnh phát hành văn bản gửi Bộ Công an” – vị lãnh đạo Sở Công Thương nói và cho biết, từ tháng 4.2023 đến nay chưa có thông tin gì thêm về phía Bộ Công an.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Lòng vòng chuyện tách nhập dự án điện mặt trời 2.000 tỉ ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Nhà máy điện mặt trời Sông Giang là một trong số dự án vi phạm mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận. Dự án này sau khi được Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư đã tách ra thành 2 công ty độc lập. Đáng nói, công ty mới sở hữu dự này không đủ vốn chủ sở hữu nhưng vẫn được cơ quan có thẩm quyền địa phương phê duyệt.

Ký quyết định đầu tư điện mặt trời ở Khánh Hòa dù chưa có quy hoạch

Hữu Long |

Khánh Hòa - Loạt dự án điện mặt trời được ký quyết định chủ trương đầu tư khi các Dự án chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh. Đến nay, địa phương đang thực hiện kiểm điểm các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Loạt dự án điện mặt trời vi phạm, Khánh Hòa kiểm điểm nhiều tổ chức cá nhân

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, rà soát các dự án điện mặt trời.

Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các khâu đột phá

NGUYỄN TRƯỜNG - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Ninh Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023-2028, vào sáng 20.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) - đề nghị ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh Ninh Bình khóa XVI ban hành ngay Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết với các nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Sau vụ cháy chung cư mini Hà Nội, cơ sở khác biết sợ, vội lắp đặt thang thoát hiểm

Thu Giang |

Do nằm trong các con ngõ nhỏ hẹp, nhiều chủ tòa nhà chung cư mini tại TP Hà Nội đang không biết lắp đặt hệ thống thang thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) thế nào cho phù hợp.

Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xã hội gỡ bỏ tin sai trong 6 đến 24 giờ

THÙY TRANG |

Việt Nam sẽ xây dựng quy trình khẩn cấp xử lý tin giả, yêu cầu các nền tảng xã hội xóa, gỡ bỏ thông tin sai sự thật trong vòng 6 đến 24 giờ.

Huyện đề nghị Sở TNMT Hòa Bình vào cuộc vụ nước sạch có mùi tanh

Minh Tùng - Minh Nguyễn |

Liên quan đến tình trạng nước sạch có mùi tanh, màu vàng, đục, UBND huyện Cao Phong đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vào cuộc làm rõ.

Phụ huynh "tố" bị ép đăng kí học thêm trên lớp, nhà trường lên tiếng

Vân Hà |

Phó Hiệu trưởng Trường THPT Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) khẳng định, việc dạy thêm, học thêm được triển khai trên tinh thần tự nguyện, nhà trường không ép buộc bất kỳ học sinh nào tham gia.