Nghi vấn giả chữ kí, biến hồ sơ gửi tiết kiệm SCB thành bảo hiểm Manulife

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

Liên quan đến lùm xùm người dân tố cáo Ngân hàng SCB liên kết với bảo hiểm Manulife có dấu hiệu chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, trong 2 ngày qua, đã có gần 150 đơn tố cáo được gửi đến công an. Đặc biệt, nhiều người chia sẻ về công thức làm khống hồ sơ của nhân viên tư vấn Ngân hàng SCB.

Cùng chung một kịch bản tư vấn

Trong số những câu chuyện được người dân chia sẻ về việc tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB bỗng nhiên biến thành gói bảo hiểm của Manulife, đa phần mọi người đều được tư vấn bằng một công thức chung.

Cụ thể, khi đến làm thủ tục, nhân viên ngân hàng tư vấn tham gia gói tiết kiệm "Tâm an đầu tư" do SCB kết hợp cùng Manulife, được tặng kèm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - trang bìa có logo ngân hàng SCB và logo Công ty bảo hiểm Manulife. Lãi suất là 12%/năm, tương tự như gửi tiết kiệm linh hoạt, lĩnh vào cuối kì và thời gian tham gia là 5 năm.

fdfd. Ảnh: Anh Tú
Hàng trăm người đều rơi vào một kịch bản tư vấn chung của nhân viên ngân hàng SCB. Ảnh: Anh Tú

Là 1 trong số hàng trăm người làm đơn tố cáo, ông Nguyễn Minh Tâm (68 tuổi) cũng rơi vào cảnh khốn đốn khi không thể đòi được khoản tiền gần 150 triệu đồng mà mình đã đóng cho ngân hàng SCB (thực tế là đóng cho bảo hiểm Manulife).

Theo lời của ông Tâm, trong khoảng thời gian đi tất toán sổ tiết kiệm của mình, ông được nhân viên ngân hàng tư vấn về gói “Tâm an đầu tư" rồi đưa cho ông Tâm xem một bản minh hoạ tài chính và nói về những lợi ích mà ông sẽ được hưởng trong 3 năm đóng.

Ông Tâm cho rằng, mình không hề được tư vấn về những rủi ro.

“Là một cán bộ hưu trí, sau khi được nghe tư vấn về gói "Tâm an đầu tư" sẽ mang lại lãi suất cao hơn, lo lắng cho tuổi già nên tôi đã đồng ý làm hợp đồng, với khoản đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng/năm”, ông Tâm nói.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (61 tuổi, Quận 3) - một người không có việc làm, hiện sống một mình tại phòng trọ nhỏ trên đường Số 1, cư xá Đô Thành cũng rơi vào cảnh... tâm bất an.

Bà Hạnh được nhân viên tư vấn đóng 60 triệu đồng năm đầu tiên vào vào gói “Tâm an đầu tư“. Ảnh: Anh Tú
Bà Hạnh được nhân viên tư vấn đóng 60 triệu đồng năm đầu tiên vào gói “Tâm an đầu tư“. Ảnh: Anh Tú

Theo lời chia sẻ của bà Hạnh, vào năm 2020, bà đã đến ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh để tất toán tiền tiết kiệm. Tại đây, nhân viên tư vấn cho bà về gói đầu tư lãi suất cao “Tâm an đầu tư".

“Nhân viên bảo tôi đầu tư 60 triệu đồng, nhưng lúc đó, sổ tiết kiệm của tôi chỉ có 50 triệu đồng. Lúc này, nhân viên mới nói sẽ cho tôi thiếu 10 triệu đồng và tôi có thể trả góp khoản tiền 10 triệu đồng đấy sau".

Sau khi hoàn tất hợp đồng, bà Hạnh có chia sẻ với một người bạn khác, lúc này bà mới tá hoả hoá ra số tiền mà mình đã đóng để đầu tư thực chất là đóng bảo hiểm.

“Nhân viên tư vấn bảo tôi sẽ phải đóng 1/10 của 60 triệu đồng và bảo đấy là bảo hiểm cho khoản tiền đầu tư, nghĩa là bảo vệ cho cái tiền đầu tư đấy không bị mất đi”, bà Hạnh nói.

Những tưởng số tiền mà bà phải đóng 1 năm là 6 triệu đồng, tuy nhiên, sau khi được người bạn xem kĩ hợp đồng, thì số tiền mà bà Hạnh phải đóng 1 năm lên đến… 60 triệu đồng.

Chữ ký nằm trên bản hợp đồng chưa bao giờ được thấy

Theo phản ánh của ông Tâm - người gửi đơn tố cáo, trong thời gian làm hồ sơ, nhân viên ngân hàng SCB đã đưa ông Tâm đến khám sức khỏe tại bệnh viện. Trước khi đi, ông Tâm đã cầm theo cả chục sổ khám bệnh của mình ở bệnh viện Nguyễn Trãi từ năm 2006 đến thời điểm kí hợp đồng để nhân viên nắm về tình hình sức khỏe của mình. 

“Tôi cũng có nói thêm rằng, bản thân đã bị cắt bỏ túi mật và có tiền sử bệnh cao huyết áp, tuy nhiên sau này khi kiểm tra lại hợp đồng, tôi mới phát hiện ra nhiều thông tin của tôi trong hợp đồng đã bị làm khống", ông Tâm nói.

Ông Tâm bị nhân viên tư vấn giả chữ ký trong bản hợp đồng. Ảnh: Anh Tú
Ông Tâm cho rằng bị nhân viên tư vấn giả chữ ký trong bản hợp đồng. Ảnh: Anh Tú

Theo lời ông Tâm, ở mục 34 liên quan đến thông tin sức khỏe, bệnh lí liên quan tới túi mật của ông được nhân viên đánh vào ô “không”, đồng nghĩa với việc ông Tâm không hề gặp vấn đề sức khỏe nào liên quan đến túi mật. 

Ngoài ra, khi gửi yêu cầu cấp bảng xác nhận hợp đồng, ông Tâm phát hiện ra chữ kí và chữ viết trên bảng hợp đồng không phải là của ông. Bên cạnh đó, thu nhập của ông Tâm cũng được nhân viên tư vấn khai khống từ 4 triệu đồng/tháng lên 20 triệu đồng/tháng với lí do để “dễ duyệt hồ sơ”. 

Không chỉ riêng ông Tâm, anh Võ Sơn Bảnh (ngụ TP Thủ Đức) chia sẻ, trường hợp vợ mình (người đứng tên hợp đồng) cũng bị chính nhân viên tư vấn giả mạo chữ kí ở những trang hợp đồng quan trọng: "Lúc vợ tôi cầm hồ sơ để xem lại các thông tin trong hợp đồng, có những trang hồ sơ vợ tôi chưa bao giờ được nhìn thấy, và chữ kí ở trong đó cũng không phải của vợ tôi".

Ngoài ra, người dân cũng tố rằng, trong các hồ sơ kê khai, nhân viên tư vấn đã làm khống rất nhiều thông tin: bản phân tích nhu cầu tài chính, thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng,...

Một trong số những tin nhắn anh Bảnh chụp lại trong quá trình trao đổi với nhân viên tư vấn ngân hàng SCB. Ảnh: Anh Tú
Một trong số những tin nhắn anh Bảnh chụp lại trong quá trình trao đổi với nhân viên tư vấn ngân hàng SCB. Ảnh: Anh Tú

Tính đến hết ngày 20.4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận tổng cộng 146 hồ sơ, đơn tố cáo về vụ việc Ngân hàng SCB liên kết với bảo hiểm Manulife có dấu hiệu chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.


ANH TÚ - NGỌC ÁNH
TIN LIÊN QUAN

Chiêu thức “hô biến" tiền gửi tiết kiệm SCB sang Manulife

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Gần 150 bộ hồ sơ và đơn tố cáo được gửi về Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày vừa qua. Hầu hết nạn nhân đều là những người cao tuổi, có những trường hợp đã dành toàn bộ số tiền tích góp được sau hàng chục năm lao động vất vả để gửi tiết kiệm, mong an hưởng tuổi già. Thế nhưng, cuối cùng những nạn nhân này lại bị chính nhân viên tư vấn “hô biến" thành bảo hiểm nhân thọ Manulife.

Thêm 114 người đến Công an TP Hồ Chí Minh gửi đơn tố cáo SCB và Manulife

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Sáng ngày 20.4, cả trăm người tiếp tục đến Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh để tố cáo Ngân hàng SCB liên kết với bảo hiểm Manulife có dấu hiệu chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Hàng chục đơn tố cáo SCB và bảo hiểm Manulife được gửi tới Công an TPHCM

ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh -  34 bộ hồ sơ tố cáo, phản ánh về việc bị "hô biến" từ tiền gửi tiết kiệm SCB sang bảo hiểm nhân thọ Manulife được người dân gửi tới Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội FC kháng cáo án phạt cấm thi đấu 8 trận đối với Văn Quyết

MINH PHONG |

Câu lạc bộ Hà Nội chính thức gửi đơn kháng cáo lên Ban giải quyết khiếu nại Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), liên quan đến án phạt của tiền đạo Văn Quyết.

Cây xanh bật gốc, đè trúng một người phụ nữ đi đường ở TP.Buôn Ma Thuột

Phan Tuấn |

Một cây xanh nằm trên đường Y Jút ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bất ngờ bật gốc, ngã đổ đè trúng một người phụ nữ đi đường.

Công an khám xét trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn 3T ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 22.4, lực lượng công an đã tiến hành khám xét trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn 3T (đóng tại phường Tân Tiến, TP Biên Hòa) cùng một số địa điểm đặt văn phòng của trung tâm này cũng tại TP Biên Hoà và thu giữ nhiều tài liệu liên quan.

Sở GDĐT Quảng Ninh: Xử lý nhóm nữ sinh dùng dao đánh nhau, tránh làm tổn thương tâm lý học sinh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 22.4, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Châu Hoài Thu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Quảng Ninh – cho biết, Sở đang chỉ đạo nhà trường phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp cận giải quyết vụ việc nhóm nữ sinh đánh nhau nhằm tránh làm tổn thương tâm lý học sinh.

Vẫn tràn lan dịch vụ gửi tin nhắn rác

KHÁNH AN |

Nhiều đối tượng triển khai dịch vụ tin nhắn rác với lời cam kết “tỉ lệ click vào link trong tin nhắn là từ 3-5%”. Những dịch vụ này nở rộ trong thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà mạng đang nỗ lực xóa sổ sim rác.

Chiêu thức “hô biến" tiền gửi tiết kiệm SCB sang Manulife

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Gần 150 bộ hồ sơ và đơn tố cáo được gửi về Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày vừa qua. Hầu hết nạn nhân đều là những người cao tuổi, có những trường hợp đã dành toàn bộ số tiền tích góp được sau hàng chục năm lao động vất vả để gửi tiết kiệm, mong an hưởng tuổi già. Thế nhưng, cuối cùng những nạn nhân này lại bị chính nhân viên tư vấn “hô biến" thành bảo hiểm nhân thọ Manulife.

Thêm 114 người đến Công an TP Hồ Chí Minh gửi đơn tố cáo SCB và Manulife

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Sáng ngày 20.4, cả trăm người tiếp tục đến Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh để tố cáo Ngân hàng SCB liên kết với bảo hiểm Manulife có dấu hiệu chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Hàng chục đơn tố cáo SCB và bảo hiểm Manulife được gửi tới Công an TPHCM

ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh -  34 bộ hồ sơ tố cáo, phản ánh về việc bị "hô biến" từ tiền gửi tiết kiệm SCB sang bảo hiểm nhân thọ Manulife được người dân gửi tới Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh.