Nghe thì tẻ nhạt nhưng đây là cách khiến "tiền đẻ ra tiền"

Minh An |

Sử dụng tiền hiệu quả khiến tiền đẻ ra tiền nghe có vẻ hơi hóc búa, nhưng có rất nhiều quyết định tài chính thông minh có thể giúp bạn thực hiện điều này. Trước khi bắt tay vào hành trình tiết kiệm, đầu tư, bạn phải tuân theo một số bước nghe rất nhàm chán để tạo nền tảng.

Các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh đều đồng tình rằng, kỷ luật tài chính là một bài tập lâu dài và “huy chương” chỉ thuộc về những người kiên nhẫn.

Tuân thủ kế hoạch chi tiêu

Nghe có vẻ buồn tẻ nhưng việc lập và tuân thủ kế hoạch chi tiêu hàng tháng là chìa khóa làm cho tiền của bạn tăng lên. Nó không chỉ giúp xác định khoản chi tiêu của bạn mà còn giúp bạn thay đổi cách quản lý tiền của mình. Mục tiêu cuối cùng là chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được và theo dõi những khoản chi tiêu không cần thiết.

Lập kế hoạch chi tiêu không phải là hành động một lần; nó là một quá trình liên tục gắn với thói quen chi tiêu của bạn mỗi ngày, bao gồm: loại bỏ những thói quen xấu về tài chính; lập giới hạn hàng tháng cho các khoản chi tiêu khác nhau.  Đây là  bước đầu tiên giúp bạn tiến tới ổn định tài chính. Tốt nhất là không bao giờ chi tiêu cho những thứ không cần thiết, nhất là những thứ sẽ không còn giá trị theo thời gian.

Thoát khỏi nợ nần

Nợ nần có nghĩa là bạn bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn kiếm và mất tiền ngay cả khi bạn chưa có cơ hội tận hưởng nó. Bắt đầu bằng cách trả hết các khoản nợ nhỏ, cất số tiền còn lại vào tài khoản tiết kiệm, không vay thêm bất kỳ khoản nào... Cuối cùng, bạn sẽ có đủ tiền tiết kiệm để trả những khoản nợ lớn hơn.

Đa dạng thu nhập

Với sự bùng nổ của mạng xã hội, có nhiều cách để đạt được sự ổn định và an toàn tài chính. Chẳng hạn, sáng tạo nội dung online, làm cộng tác viên bán hàng… là những cách kiếm thêm. Toàn bộ số tiền làm thêm này có thể chỉ dùng để tiết kiệm và đầu tư.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, quý độc giả đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào tối thứ Năm hàng tuần, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Sai lầm tai hại khiến nghèo lại hoàn nghèo

Mạnh Linh |

Lúc khỏe mạnh, ăn nên làm ra không lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, không lập quỹ dự phòng rủi ro…đến khi sự cố, tai họa bất ngờ ập đến, nhiều người không cầm cự nổi. Phải quản lý tài chính cá nhân như thế nào để chống chịu với những rủi ro như COVID, ốm đau, mất việc? Câu trả lời sẽ có trong chương trình Tài chính thông minh số 2 trên laodong.vn.

5 thói quen tài chính thông minh giúp thoát cảnh giật gấu vá vai

Minh An |

Tiết kiệm trước chi tiêu sau, đừng chạy theo lợi nhuận cao trong ngắn hạn… là những thói quen quản lý tài chính thông minh mà các chuyên gia khuyến nghị giúp mọi người thoát cảnh giật gấu vá vai.

Tài chính thông minh: Tiền nhiều đã gọi là giàu?

Hải Linh |

Phần lớn mọi người có xu hướng liên hệ sự giàu có với tiền bạc. Song, GS.TS Andreas Stoffers - cựu banker lão làng từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao của Deutsche Bank tại Đức và Đông Nam Á cho rằng giàu có là khái niệm rộng lớn, không dừng ở tiền. Trong số đặc biệt của chương trình Tài chính thông minh, Chủ tịch Alpha Books, ông Nguyễn Cảnh Bình và GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn mới về tiêu chuẩn giàu đa chiều.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tài chính thông minh: Sai lầm tai hại khiến nghèo lại hoàn nghèo

Mạnh Linh |

Lúc khỏe mạnh, ăn nên làm ra không lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, không lập quỹ dự phòng rủi ro…đến khi sự cố, tai họa bất ngờ ập đến, nhiều người không cầm cự nổi. Phải quản lý tài chính cá nhân như thế nào để chống chịu với những rủi ro như COVID, ốm đau, mất việc? Câu trả lời sẽ có trong chương trình Tài chính thông minh số 2 trên laodong.vn.

5 thói quen tài chính thông minh giúp thoát cảnh giật gấu vá vai

Minh An |

Tiết kiệm trước chi tiêu sau, đừng chạy theo lợi nhuận cao trong ngắn hạn… là những thói quen quản lý tài chính thông minh mà các chuyên gia khuyến nghị giúp mọi người thoát cảnh giật gấu vá vai.

Tài chính thông minh: Tiền nhiều đã gọi là giàu?

Hải Linh |

Phần lớn mọi người có xu hướng liên hệ sự giàu có với tiền bạc. Song, GS.TS Andreas Stoffers - cựu banker lão làng từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao của Deutsche Bank tại Đức và Đông Nam Á cho rằng giàu có là khái niệm rộng lớn, không dừng ở tiền. Trong số đặc biệt của chương trình Tài chính thông minh, Chủ tịch Alpha Books, ông Nguyễn Cảnh Bình và GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn mới về tiêu chuẩn giàu đa chiều.