Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Nghệ An ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tạo thêm động lực phát triển

G.M (T/H) |

Ngành dệt may nằm trong top có kim ngạch xuất khẩu cao của tỉnh Nghệ An nên đang đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khá. Song khó khăn nhất với ngành này vẫn nằm ở khâu nguyên liệu khi phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu

Bộ Công Thương dẫn nguồn trang Đại Biểu Nhân Dân cho biết, năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Nghệ An tăng 34,9%, xơ sợi dệt các loại tăng 75,7%. Năm 2022, kim ngạch ngành dệt may của tỉnh này tiếp tục đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khá, song khó khăn nhất với ngành này vẫn nằm ở khâu nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Hiện, tỉnh Nghệ An hiện có khoảng 65 cơ sở, nhà máy may đang hoạt động rải khắp các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Quy mô phát triển hiện nay của dệt may là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hỗ trợ ngành này phát triển. Tuy số lượng nhà máy may nhiều nhưng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thì lại quá ít. Đến nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 1 nhà máy sợi của Công ty Cổ  phần  Dệt may Hoàng Thị Loan sản lượng 20.000 tấn sợi/năm; 1 cơ sở thêu (Cụm Công nghiệp Lạc Sơn, huyện Đô Lương) quy mô lao động 150 - 200 người thêu phụ kiện cho các nhà máy may của các Công ty Havina Kim Liên và Công ty TNHH Prex Vinh và khoảng 18 cơ sở dệt thủ công khác.

Trong khi đó, công nghiệp dệt, nhuộm rất yếu, các nhà máy chủ yếu là may gia công, giá trị thấp. Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đòi hỏi chi phí cho xử lý môi trường rất cao, nhất là công đoạn nhuộm vải nên sản phẩm làm ra có giá thành cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn đầu tư vào dệt nhuộm phải tuân thủ quy định liên quan đến môi trường, đòi hỏi chi phí sản xuất tăng lên rất cao, nên cho đến nay, tỉnh chưa có nhà máy nhuộm nào.

Chính vì thế, ngành dệt may vẫn phải nhập bông về xe sợi, sau đó bán sợi rồi lại nhập vải. Ngành may đang phải nhập khẩu từ 60-70% nguyên phụ liệu, trong đó, phần lớn là nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Ngành dệt may mạnh về sợi, may nhưng yếu khâu dệt nhuộm; xuất sợi sang Trung Quốc sau đó lại nhập vải về. Bất cập này khiến ngành dệt may của cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng, đang phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu vải.

Ông Ngô Xuân Lộc - Phó Giám đốc Công ty May Nghi Lộc thuộc Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hà Nội (HANOSIMEX) - cho Báo Công Thương biết: Hiện tại, các nhà máy chủ yếu chỉ may gia công, nguyên phụ liệu ngành này phải nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Nguyên phụ liệu ngành dệt may hầu hết đang còn yếu, nguyên phụ liệu của địa phương chỉ có bao nilon và thùng carton đóng hàng xuất khẩu...".

Ngoài sợi, nhuộm, các thiết bị cơ khí gồm các chi tiết thiết bị, phụ tùng cơ khí thay thế trong qua trình vận hành bảo dưỡng, sản phẩm cơ khí sử dụng hỗ trợ cho công nghiệp dệt may; các chi tiết dẫn sợi, suốt sắt kéo dài, các loại gá lắp, suốt chỉ, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ... cũng ở trong tình trạng tương tự. Các sản phẩm nhựa hỗ trợ cho ngành dệt may (ống nhựa cho ngành dệt, sợi tổng hợp, móc áo cho ngành may, các loại ghim cài, kẹp nhựa...); các sản phẩm hóa chất hỗ trợ chủ yếu cho ngành dệt (thuốc nhuộm, chất trợ, hóa chất cơ bản, chế phẩm sinh học); nguyên phụ liệu hỗ trợ chủ yếu cho ngành may như chỉ may, thêu các loại, nhãn mác, logo, khóa kéo, nút áo... cũng đều phụ thuộc vào nước ngoài.

Nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Khó tận dụng các hiệp định thương mại

Ông Hoàng Minh Tuấn - Trưởng Phòng quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Nghệ An - nêu thực tế, khó khăn nhất với ngành dệt may nằm ở bài toán nguyên liệu, các sản phẩm hỗ trợ cho ngành may. Nếu lỗ hổng này không được khắc phục thì tận dụng các hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, theo yêu cầu của Hiệp định CPTPP, sản phẩm phải rõ ràng nguồn gốc xuất xứ từ sợi trở đi.

Thực tế, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển dẫn đến các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí đầu vào do tiền chuyên chở, kho vận, bảo hiểm... tăng lên, chưa kể rủi ro về thời gian nhận hàng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, giảm sức cạnh tranh. Trong khi đó, quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đang gặp phải nhiều rào cản về công nghệ và chi phí, thị trường kết nối giữa bên cung cấp và bên có nhu cầu, chính sách hỗ trợ, chất lượng nguồn nhân lực và quy hoạch cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực cung cấp của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh còn rất hạn chế.

Mục tiêu phát triển công nghiệp Nghệ An trong những năm tới là vừa ưu tiên các ngành có lợi thế cạnh tranh, vừa tập trung chuyển dịch cơ cấu sang các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, tăng tỉ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh các ngành sản xuất thành phẩm cuối cùng… Trong đó, dệt may được tỉnh xác định là nhóm ngành cần thiết phải có công nghiệp hỗ trợ để phát triển, hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Để làm được điều này, Nghệ An cần thu hút nhiều dự án công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu nguồn  nguyên liệu đầu vào.

Hỗ trợ tạo thêm động lực cho doanh nghiệp dệt may

Theo ông Minh Tuấn, giai đoạn 2021-2025, định hướng xuất khẩu nhóm mặt hàng này theo hướng tăng dần tỉ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt, may mặc trên cơ sở đầu tư công nghệ dệt nhuộm vải, công nghệ cắt, may mặc; chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn việc mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiến và phát triển thị trường mới. Vì thế, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao giá trị nội địa của các sản phẩm công nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển công nghiệp bền vững. Ưu tiên kêu gọi đầu tư một số doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, sản xuất giá trị gia tăng và tỉ lệ nội địa hóa cao, tập trung các nhóm hàng giày da, ví, túi xách… phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 755 triệu USD. Tập trung tại các thị trường có nhu cầu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh nghệ An vừa ban hành Quyết định số 41/2022/Qđ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, tuỳ theo các hoạt động hỗ trợ mà có mức chi cụ thể, chẳng hạn: Hỗ trợ 100% áp dụng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; hỗ trợ 70% áp dụng trong việc hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ… Hy vọng sự hỗ trợ này sẽ góp thêm nguồn động lực cho các doanh nghiệp hỗ trợ ngành dệt may phát triển.

G.M (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế hoạt động công đoàn ngành dệt may, da giày

Nam Dương |

Hoạt động công đoàn cần tăng cường thắt chặt tình đoàn kết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

6 tháng đầu năm, dệt may đạt 103% kế hoạch lợi nhuận

Minh Hạnh |

Theo đại diện Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 10.295 tỉ đồng, bằng 138,1% so với cùng kỳ, đạt 57% kế hoạch năm.

Dệt may Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” đưa kinh tế phát triển tăng tốc

Vũ Long |

Dù rất nhiều khó khăn, thách thức, ngành Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt  20-21 tỉ USD trong nửa cuối năm 2022, đưa trị giá xuất khẩu cả năm cán đích từ 42-43 tỉ USD.

Xuất khẩu dệt may hướng đến mục tiêu 48 tỉ USD

LAN NHI |

Doanh nghiệp dệt may trong nước đang rất phấn khởi khi đơn hàng dần được lấp đầy. Theo dự báo của các chuyên gia, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang có xu hướng tăng cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt khoảng 48 tỉ USD vào cuối năm và tăng gần 6 tỉ USD so mục tiêu đề ra.

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm

Vũ Long |

Xuất khẩu dệt may dự báo sẽ mang về từ 42-43,5 tỉ USD trong năm 2022, dù dịch COVID-19 đang phức tạp và xung đột Nga - Ukraina đang căng thẳng.

Hàng dệt may vào thị trường Châu Âu phải có tuổi thọ cao, tái chế được

Vũ Long |

Ngành dệt may Việt Nam phải thay đổi để đáp ứng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường Châu Âu.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế hoạt động công đoàn ngành dệt may, da giày

Nam Dương |

Hoạt động công đoàn cần tăng cường thắt chặt tình đoàn kết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

6 tháng đầu năm, dệt may đạt 103% kế hoạch lợi nhuận

Minh Hạnh |

Theo đại diện Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 10.295 tỉ đồng, bằng 138,1% so với cùng kỳ, đạt 57% kế hoạch năm.

Dệt may Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” đưa kinh tế phát triển tăng tốc

Vũ Long |

Dù rất nhiều khó khăn, thách thức, ngành Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt  20-21 tỉ USD trong nửa cuối năm 2022, đưa trị giá xuất khẩu cả năm cán đích từ 42-43 tỉ USD.

Xuất khẩu dệt may hướng đến mục tiêu 48 tỉ USD

LAN NHI |

Doanh nghiệp dệt may trong nước đang rất phấn khởi khi đơn hàng dần được lấp đầy. Theo dự báo của các chuyên gia, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang có xu hướng tăng cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt khoảng 48 tỉ USD vào cuối năm và tăng gần 6 tỉ USD so mục tiêu đề ra.

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm

Vũ Long |

Xuất khẩu dệt may dự báo sẽ mang về từ 42-43,5 tỉ USD trong năm 2022, dù dịch COVID-19 đang phức tạp và xung đột Nga - Ukraina đang căng thẳng.

Hàng dệt may vào thị trường Châu Âu phải có tuổi thọ cao, tái chế được

Vũ Long |

Ngành dệt may Việt Nam phải thay đổi để đáp ứng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường Châu Âu.