Ngày xuân nói về hạt gạo

NHẬT HỒ |

Lần đầu tiên, năm 2020 xuất khẩu gạo Việt Nam thắng lợi cả hai mặc: Giá trị và sản lượng. Hạt gạo Việt Nam đã chinh phục được người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt điều này, chính nhờ vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng được thương hiệu mạnh và công tác quản bá rất tốt.

Gạo Việt Nam tăng giá trị

Năm 2020 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mục tiêu khá cao, dù vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực. Lượng gạo xuất khẩu giảm 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu tăng tới 9,3%. Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019.

Lúa thơm ST25 sản xuất trên đất lúa tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh Nhật Hồ
Lúa thơm ST25 sản xuất trên đất lúa tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh Nhật Hồ

Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa.

Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn.

Ngoài ra, người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

Lúa thơm ST 25 được sản xuất tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Lúa thơm ST 25 được sản xuất tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Một thực tế cho thấy, giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam cao nằm ở chất lượng gạo. Lần đầu tiên, Việt Nam vượt qua Thái Lan ở phân khúc xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao. Chính vì vậy, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều hướng đến gạo ngon, chất lượng thay vì chú trọng đến năng suất.

Là tỉnh nông nghiệp, nhưng Sóc Trăng xây dựng kế hoạch 5 năm tới không đưa chỉ tiêu năng suất lúa mà thay vào đó là 90% diện tích sản xuất lúa thơm, lúa chất lượng cao.

Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang…cũng giảm dần diện tích lúa có phẩm chất thấp, tăng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng.

Hạt gạo năm 2021 dự báo sẽ mang về “đô la” nhiều hơn

GS.TS Anh hùng Lao Động Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, người gắn bó với cây lúa ĐBSCL nhận định: “ Ngay tháng đầu năm 2021, giá lúa tại ĐBSCL đứng ở mức cao. Thông thường khi ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ lúa Đông Xuân giá giảm do…dội chợ. Tuy nhiên, năm nay lại khác. Giá lúa đứng ở mức rất cao”.

GS Võ Tòng Xuân (bìa phải) cùng AHLĐ Hồ Quang Cua (bìa trái) trò chuyện trước khi khai mac hội thảo lúa - tôm tại Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
GS Võ Tòng Xuân (bìa phải) cùng AHLĐ Hồ Quang Cua (bìa trái) trò chuyện trước khi khai mac hội thảo lúa - tôm tại Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Theo GS Võ Tòng Xuân, hạt gạo Việt Nam vẫn còn có cơ hội xuất khẩu với giá cao hơn hiện nay nếu: các doanh nghiệp xuất khẩu gạo “thương” nông dân một chút bằng cách chào giá cao trong bối cảnh các nước xuất khẩu gạo giảm; đẩy mạng quảng bá thương hiệu gạo và đủ kho dự trữ để có những hợp đồng lớn, giá trị cao.

AHLĐ Hồ Quang Cua cùng đoàn khách tham quan cơ sở sản xuất gống lúa thơm ST tại trang trại Hồ Quang, Sóc Trăng. Ảnh: Nhật Hồ
AHLĐ Hồ Quang Cua cùng đoàn khách tham quan cơ sở sản xuất gống lúa thơm ST tại trang trại Hồ Quang, Sóc Trăng. Ảnh: Nhật Hồ

Anh hùng Lao Động Hồ Quang Cua, cha đẻ của gạo ngon nhất thế giới ST 25 nhận định: “ Thương hiệu cho hạt gạo rất quan trọng. Khi ST25 được công nhận gạo ngon nhất thế giới, người tiêu dùng trong và ngoài nước tìm mua rất nhiều không đủ cung cấp. Điều này cho thấy, khi hạt gạo có chất lượng, ngon rồi thì yếu tối thương hiệu mới chinh phục được thị trường. Mình làm ra gạo ngon, gạo tốt mà không ai biết thì không thể thành công được” – ông Cua chia sẻ.

Gạo ngon nhất thế giới ST 25 vẫn được nhiều người tiêu dùng trong, ngoài nước ưa chuộn. Ảnh: Nhật Hồ
Gạo ngon nhất thế giới ST 25 vẫn được nhiều người tiêu dùng trong, ngoài nước ưa chuộn. Ảnh: Nhật Hồ

Tại các tỉnh ven biển ĐBSCL, hầu hết các mô hình lúa – tôm đều chọn dòng lúa ST để sản xuất trong vụ màu năm 2020. Diện tích sản xuất dòng lúa thơm ST tăng rất nhanh. Từ 3.000 ha ban đầu, đầu năm 2021 đã lên đến trên 28.000 ha.

Nói về tương lại cho gạo ST25, ông Hồ Quang Cua chi sẻ: “ Bất cứ dòng lúa nào cũng vậy, nó có thời gian để phát triển và tồn tại. Nếu chúng ta quản lý, gieo trồng tốt thì chậm thoái hóa giống. Dù vậy tôi tin tưởng rằng các tỉnh chọn lựa lúa thơm, lúa chất lượng cao để sản xuất là một xu thế đúng. Bởi, nhu cầu thị trường hiện nay người ta cần gạo ngon, chất lượng”.

Ông Cua dự báo năm 2021, hạt gạo Việt Nam tiếp tục đem về nhiều “đô la” cho đất nước. Người trồng lúa sẽ có khả năng khá lên từ mảnh đất của mình.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Giá xuất khẩu gạo cao nhất trong vòng 10 năm, bất chấp dịch bệnh COVID-19

Vũ Long |

Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo vẫn hứa hẹn nhiều tín hiệu lạc quan; giá lúa trong nước tiếp tục ổn định ở mức cao.

Xem nông dân Kiên Giang sản xuất lúa bệ trong mô hình tôm - khóm - lúa

NGUYÊN ANH |

Những chiếc máy tuốt lúa làm việc hết công suất, không khí nhộn nhịp cả 1 vùng quê huyện Gò Quao (Kiên Giang) khi nông dân thu hoạch lúa bệ.

Cận cảnh quy trình làm ra hạt gạo sạch từ lúa bệ

NGUYÊN ANH |

Lúa bệ là cách gọi quen thuộc của người dân huyện Gò Quao (Kiên Giang) với việc trồng lúa trên bờ liếp xen khóm. Sản phẩm thu được là hạt lúa sạch, chất lượng tốt vì không dùng phân thuốc mà để chúng phát triển tự nhiên.

Trồng lúa bệ ở Kiên Giang: Sạch, có nhãn hiệu, nhưng ít người biết

NGUYÊN ANH |

Trên cùng một diện tích đất canh tác, những nông dân ở huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) đã sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế bằng mô hình đa canh tổng hợp trồng khóm, nuôi tôm và xen lúa bệ.

Giá lúa tăng cao, doanh nghiệp lo bị “lật kèo”

NHẬT HỒ |

Lần đầu tiên người trồng lúa ĐBSCL vừa trúng mùa vừa được giá. Tuy nhiên, giá lúa tăng khiến cho các doanh nghiệp bao tiêu lúa hàng hóa lo lắng. Bởi giá hiện tại cao hơn giá cam kết bao tiêu từ 1.000 đến 2.500 đồng/kg.

Sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt cả hai mục tiêu lớn

Anh Tuấn |

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỉ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Hai mục tiêu lớn: vừa đảm bảo đảm an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo đều được thực hiện thành công.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Giá xuất khẩu gạo cao nhất trong vòng 10 năm, bất chấp dịch bệnh COVID-19

Vũ Long |

Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo vẫn hứa hẹn nhiều tín hiệu lạc quan; giá lúa trong nước tiếp tục ổn định ở mức cao.

Xem nông dân Kiên Giang sản xuất lúa bệ trong mô hình tôm - khóm - lúa

NGUYÊN ANH |

Những chiếc máy tuốt lúa làm việc hết công suất, không khí nhộn nhịp cả 1 vùng quê huyện Gò Quao (Kiên Giang) khi nông dân thu hoạch lúa bệ.

Cận cảnh quy trình làm ra hạt gạo sạch từ lúa bệ

NGUYÊN ANH |

Lúa bệ là cách gọi quen thuộc của người dân huyện Gò Quao (Kiên Giang) với việc trồng lúa trên bờ liếp xen khóm. Sản phẩm thu được là hạt lúa sạch, chất lượng tốt vì không dùng phân thuốc mà để chúng phát triển tự nhiên.

Trồng lúa bệ ở Kiên Giang: Sạch, có nhãn hiệu, nhưng ít người biết

NGUYÊN ANH |

Trên cùng một diện tích đất canh tác, những nông dân ở huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) đã sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế bằng mô hình đa canh tổng hợp trồng khóm, nuôi tôm và xen lúa bệ.

Giá lúa tăng cao, doanh nghiệp lo bị “lật kèo”

NHẬT HỒ |

Lần đầu tiên người trồng lúa ĐBSCL vừa trúng mùa vừa được giá. Tuy nhiên, giá lúa tăng khiến cho các doanh nghiệp bao tiêu lúa hàng hóa lo lắng. Bởi giá hiện tại cao hơn giá cam kết bao tiêu từ 1.000 đến 2.500 đồng/kg.

Sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt cả hai mục tiêu lớn

Anh Tuấn |

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỉ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Hai mục tiêu lớn: vừa đảm bảo đảm an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo đều được thực hiện thành công.