Ngành dệt may Việt Nam: Vì sao công nghiệp hỗ trợ đi sau?

Thuỳ Dung |

Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lại đi sau. 

Ngành dệt may Việt Nam có những bước tiến rất nhanh trong những năm qua nhưng vẫn đang gặp khó khăn lớn. Nguồn cung nguyên phụ liệu phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Năm 2018 nhập tổng cộng 3 tỉ bông, 2 tỉ sợi, 2,6 tỉ phụ liệu... Trong tổng số 36,2 tỉ USD xuất khẩu thì có xuất khẩu nguyên phụ liệu, vải xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD, phụ liệu 1,2 tỉ USD. Số liệu cho thấy khâu sản xuất vải rất hiếm, chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu sử dụng vải. Làm thế nào giải quyết khâu yếu và điểm nghẽn này và tập trung sản xuất vải cung cấp cho xuất khẩu, đó là điều trăn trở nhất.

Dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khá cao nhưng chủ yếu gia công, gần 90% nguyên phụ liệu đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của Hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định. Chúng ta vẫn phải nhập từng cây kim, sợi chỉ.

Công nghiệp hỗ trợ cho dệt may đi sau ngành công nghiệp chính
Công nghiệp hỗ trợ cho dệt may đi sau ngành công nghiệp chính.

Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính. Nhưng ở Việt Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ cho dệt may rất yếu.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đi sau vì trước đây, doanh nghiệp dệt may chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Chuyên gia này cũng cho rằng, đầu tư công nghiệp hỗ trợ là khâu rất khó, khó cả công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực.

Trước những khó khăn trên, ông Cẩm cho rằng, trong thời gian tới, cần tập trung chiến lược phù hợp tình hình hiện tại và tương lai. Chính phủ cần có chỉ đạo với các địa phương để sử dụng một số khu công nghiệp lớn để dành dệt nhuộm, có trung tâm xử lý nước thải, quan trắc. Các doanh nghiệp may phối hợp để đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.

 
Ngành dệt may Việt Nam có những bước tiến rất nhanh trong những năm qua nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Hiện nay, có ý kiến cho rằng cần có làn sóng đầu tư lớn vào Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của FTA để hưởng lợi ích thuế quan. Nhưng trong vấn đề này, cần lưu ý phải đưa công nghệ tiên tiến vào chứ không đưa công nghệ lạc hậu. Thêm vào đó, cần phối hợp các nhãn hàng để họ chỉ định mua nguyên phụ liệu trong nước. Một số nhãn hàng nước ngoài chỉ định mua theo chuỗi của họ.

Nhiều địa phương e ngại với ngành dệt may.
Nhiều địa phương e ngại với ngành dệt may.

Các địa phương cần thấy việc đầu tư vào dệt nhuộm để tận dụng cơ hội. Nếu các địa phương quay lưng không cấp phép vào dự án dệt nhuộm thì cũng khó. Nếu kiểm soát tốt sẽ đảm bảo được về nước thải. Có những dự án dệt nhuộm gây ô nhiễm nhưng sau khi xử lý vi phạm thì đã cải thiện được.

Cần có sự hỗ trợ nhà nước về thuế, thuế VAT khi doanh nghiệp sử dụng vải trong nước may xuất khẩu nộp 10% trước rồi mới được hoàn lại. Đây là quá trình gây tốn kém, phiền hà. Một số doanh nghiệp muốn mở rộng, nhập máy móc thiết bị về, nếu dự án bình thường được hoàn thuế, còn dự án đầu tư mở rộng thì chưa được hoàn thuế ngay mà phải chờ phát sinh thuế VAT mới được hoàn. Nếu doanh nghiệp may xuất khẩu thì thuế bằng 0, lấy đâu thuế VAT để trừ? Điểm nghẽn là khâu dệt nhuộm, cần sự chung tay của chính phủ, địa phương.

Thuỳ Dung
TIN LIÊN QUAN

30 sản phẩm công nghiệp chủ lực được tôn vinh

Thuỳ Dương |

30 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2019.

2 cụm công nghiệp hỗ trợ hơn 1.600 tỉ đồng có gì đặc biệt?

Thùy Linh |

2 cụm công nghiệp hỗ trợ có tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp mũi nhọn này. 

Triển lãm quốc tế về máy móc và sản phẩm công nghiệp

Phan Anh |

Với quy mô 460 gian hàng của hơn 300 doanh nghiệp đến từ 12 quốc gia, Triển lãm quốc tế máy móc thiết bị công nghiệp tại Việt Nam năm 2019 (VIMAF) là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

30 sản phẩm công nghiệp chủ lực được tôn vinh

Thuỳ Dương |

30 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2019.

2 cụm công nghiệp hỗ trợ hơn 1.600 tỉ đồng có gì đặc biệt?

Thùy Linh |

2 cụm công nghiệp hỗ trợ có tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp mũi nhọn này. 

Triển lãm quốc tế về máy móc và sản phẩm công nghiệp

Phan Anh |

Với quy mô 460 gian hàng của hơn 300 doanh nghiệp đến từ 12 quốc gia, Triển lãm quốc tế máy móc thiết bị công nghiệp tại Việt Nam năm 2019 (VIMAF) là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển mạnh mẽ.