Ngân hàng Nhà nước giải thích lý do siết nhu cầu vay

Quý An |

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng. Trong đó, có yếu tố một số nhu cầu vay của doanh nghiệp.

Có hiệu lực từ 1.9.2023, Thông tư 06 nhằm mục đích đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng, kiểm soát việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao chất lượng tín dụng, nhưng đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế.

Theo lý giải từ NHNN, về vấn đề TCTD không được cho vay để gửi tiền, thực tiễn có phát sinh trường hợp TCTD đã thực hiện cho vay để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay khi đi học, làm việc ở nước ngoài dưới hình thức vay tiền để gửi tiết kiệm hoặc thế chấp sổ tiết kiệm ngoại tệ vay tiền đồng để gửi tiết kiệm.

NHNN từng cảnh báo các TCTD, bản chất của tiền gửi tiết kiệm và giao dịch chứng minh tài chính của khách hàng phải hình thành từ chính nguồn tiền của khách hàng, không phải là tiền đi vay từ TCTD. Thông tư 06 nhằm kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích và kiểm soát rủi ro khoản vay cũng như đảm bảo phù hợp với bản chất của tiền gửi tiết kiệm, bản chất giao dịch chứng minh tài chính.

Thông tư số 06/2023/TT-NHNN đưa ra một số quy định giới hạn về nhu cầu vay. Ảnh: Hương Nguyễn
Thông tư số 06/2023/TT-NHNN đưa ra một số quy định giới hạn về nhu cầu vay. Ảnh: Hương Nguyễn

Với nhu cầu vay là góp vốn, chuyển nhượng, mua cổ phần, NHNN cho biết, quy định này chỉ áp dụng đối với mục đích thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. Đối với mục đích góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty cổ phần niêm yết, TCTD vẫn cho vay theo quy định.

Thuyết minh của NHNN nêu rõ: “Phần vốn góp tại công ty TNHH, công ty hợp danh là vốn điều lệ của công ty trên báo cáo tài chính, do vậy nếu hình thành từ vốn vay sẽ phản ánh không chính xác năng lực tài chính của công ty. Đồng thời, thực tiễn thời gian qua cho thấy việc TCTD cho vay đối với nhu cầu vốn này trong nhiều trường hợp tiềm ẩn rủi ro”.

Bởi lẽ, đây là nhu cầu vốn mà TCTD không kiểm soát được việc sử dụng vốn của bên nhận góp vốn, không có cơ sở để đánh giá thường xuyên đối với tình hình tài chính, tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của bên nhận vốn góp. Đây là một trong những hình thức mà khách hàng có thể che giấu việc sở hữu lẫn nhau.

Mặt khác, nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền từ chủ đầu tư (hoàn trả vốn góp và lợi tức), giá trị khoản vay khá lớn. Khách hàng vay có thể là doanh nghiệp mới thành lập, không có nguồn trả nợ khác, hoặc nếu có thì không đáng kể so với số tiền vay vốn.

Trên thực tế, bên nhận vốn góp sử dụng khoản vay góp vốn của khách hàng tại TCTD phần lớn để kinh doanh/khai thác vào các dự án. Trong khi đó, các dự án này chưa đảm bảo tính pháp lý, chưa đủ điều kiện triển khai. Nếu có rủi ro, việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ phát sinh nhiều vướng mắc và khó xử lý.

Thông tư 06 sẽ có hiệu lực từ 1.9.2023. Ảnh: SBV
Thông tư 06 sẽ có hiệu lực từ 1.9.2023. Ảnh: SBV

Yếu tố thứ ba, là TCTD chỉ không cho vay đối với các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Nếu đủ điều kiện, TCTD tiếp tục xem xét cho khách hàng vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định. Thông tư 06 bổ sung quy định TCTD phải có biện pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thoả thuận, kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Yếu tố cuối cùng, là về việc TCTD không được cho vay để bù đắp tài chính. Lý do được đưa ra là do khó đánh giá sự phù hợp giữa nhu cầu vay vốn và giá trị tài chính khách hàng đã mượn, tính xác thực của các giao dịch.

Dù vậy, vẫn có những nhu cầu chính đáng như vay vốn trung, dài hạn để thực hiện dự án kinh doanh. Đối với trường hợp này, sau khi khoản vay trung dài hạn được phê duyệt, TCTD giải ngân số tiền doanh nghiệp ứng trước vốn đã thực hiện dự án, đồng thời tiếp tục xem xét giải ngân để thực hiện dự án đó nếu doanh nghiệp có nhu cầu. Quá đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho các ngân hàng

Đức Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu room tín dụng năm 2023 cho các ngân hàng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.

Ngân hàng Nhà nước nói gì khi doanh nghiệp SMEs kêu khó tiếp cận tín dụng

Tuyết Lan |

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận định lãi suất và khả năng tiếp cận tín dụng là hai vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Hiện mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022. Do chính sách có độ trễ nên có thể các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Kinh tế 24h: Ngân hàng Nhà nước siết điều kiện cho vay; Thanh long rớt giá

Khương Duy |

300.000 tỉ đồng tiền gửi doanh nghiệp bị rút khỏi ngân hàng; Thanh long rớt giá mạnh, nông dân Tiền Giang kém vui; Ngân hàng Nhà nước siết điều kiện cho vay, tăng trưởng tín dụng sẽ yếu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho các ngân hàng

Đức Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu room tín dụng năm 2023 cho các ngân hàng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.

Ngân hàng Nhà nước nói gì khi doanh nghiệp SMEs kêu khó tiếp cận tín dụng

Tuyết Lan |

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận định lãi suất và khả năng tiếp cận tín dụng là hai vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Hiện mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022. Do chính sách có độ trễ nên có thể các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Kinh tế 24h: Ngân hàng Nhà nước siết điều kiện cho vay; Thanh long rớt giá

Khương Duy |

300.000 tỉ đồng tiền gửi doanh nghiệp bị rút khỏi ngân hàng; Thanh long rớt giá mạnh, nông dân Tiền Giang kém vui; Ngân hàng Nhà nước siết điều kiện cho vay, tăng trưởng tín dụng sẽ yếu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.