Nằm cạnh khu công nghiệp, chợ truyền thống vẫn ế ẩm

MỸ LY |

Dù nằm cạnh Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ) với số lượng công nhân đông đúc, nhưng nhiều tiểu thương tại chợ Sang Trắng (quận Bình Thủy) vẫn ngán ngẩm vì buôn bán ế ẩm. Nguyên nhân do hầu hết người lao động đều thắt chặt chi tiêu vì thu nhập giảm sút.

Từng sống khỏe” nhờ sạp hàng

Buôn bán lâu năm tại chợ Sang Trắng, bà Trần Thị Tư - một tiểu thương - cho biết, trước đây, việc buôn bán rất tốt; nhờ sạp hàng này mà bà lo liệu được chi tiêu trong gia đình cũng như nuôi các con lớn khôn.

“Nhà tôi không có ruộng nương gì nên thu nhập nuôi sống của cả gia đình cũng như lo cho các con ăn học đều dựa vào sạp hàng này. Ngày trước buôn bán được lắm, khách hàng ủng hộ nhiều, tôi và chồng thường xuyên đi mua lúa, cân gạo khắp nơi về bán. Nhờ đó mà dư dả, cuộc sống gia đình cũng không phải lo gì nhiều”, bà Tư nói.

Tuy nhiên, bà Tư chia sẻ từ sau dịch COVID-19, việc buôn bán ngày càng ế ẩm, sức mua của người dân, đặc biệt là công nhân, đều giảm mạnh, người bán thì nhiều, người mua thì ít: “Tôi bán ở đây chủ yếu là nhờ công nhân tan làm về mua. Nhưng từ sau dịch đến giờ, công nhân ít việc, thất nghiệp, thu nhập giảm nhiều nên cũng ít ghé chợ hơn. Vì vậy, phần lớn tôi chỉ bán cho khách quen nhưng cũng chậm hơn trước nhiều”.

Nằm cạnh khu công nghiệp, chợ truyền thống vẫn chỉ thưa thớt người mua giờ tan tầm. Ảnh: Mỹ Ly
Nằm cạnh khu công nghiệp, chợ truyền thống vẫn chỉ thưa thớt người mua giờ tan tầm. Ảnh: Mỹ Ly

Chị L.M.Xuyên - cũng là một tiểu thương chợ Sang Trắng - không khỏi ngán ngẩm khi sức mua của khách hàng ngày một giảm dần. Bởi trước đây, việc buôn bán giúp chị có nguồn thu nhập ổn định, trang trải cuộc sống: “Lúc trước ngoài người dân, tôi còn bán được thêm cho công nhân ở khu công nghiệp kế bên. Nhờ đó, cuộc sống cũng có đồng vô đồng ra, chi tiêu trong gia đình”.

Tuy nhiên, chị Xuyên cũng hiểu việc buôn bán chậm hơn là không tránh khỏi khi tình hình kinh tế khó khăn, đời sống công nhân lao động bị ảnh hưởng, mọi người đều tiết kiệm chi tiêu, hạn chế mua sắm.

“Khoảng thời gian trở lại đây, lượng hàng bán ra chậm hơn, sức mua của công nhân cũng không còn nhiều. Bởi công nhân không tăng ca, không có việc làm nên cũng tiết kiệm hơn. Nếu công nhân có mua thì cũng ít, không thoải mái như trước đây”, chị Xuyên kể lại.

Đồng lời bấp bênh

Không chỉ ngán ngẩm trước tình hình giảm sức mua, hàng hóa bán ra chậm, bà Tư còn đang phải đối mặt với việc giá cả hàng hóa trên thị trường leo thang, nhất là gạo - mặt hàng buôn bán chủ yếu của bà.

“Buôn bán không bằng trước đây, cộng thêm hàng hóa trên thị trường liên tục biến động cũng gây khó khăn cho tôi. Bên cạnh các mặt hàng như đường, trứng, đậu…, ở đây, tôi bán gạo là chủ yếu. Mấy tháng vừa rồi, gạo cứ tăng liên tiếp, tôi cũng phải tăng theo. Nhưng tăng thì sức mua vốn đã ít nay còn giảm thêm”, bà Tư chia sẻ.

Cho nên, để duy trì việc buôn bán, giữ chân khách hàng, đặc biệt là công nhân lao động, tiểu thương này chỉ tăng giá chút ít, chấp nhận đồng lời ít đi. Bởi với bà, giờ có khách mua đã khó, muốn bán đắt và lời nhiều lại càng khó hơn.

Không có khách, tiểu thương ngồi bấm điện thoại. Ảnh: Mỹ Ly
Không có khách, tiểu thương ngồi bấm điện thoại giết thời gian. Ảnh: Mỹ Ly

Tương tự, hàng hóa leo thang, sức mua người tiêu dùng giảm sút cũng ảnh hưởng đến thu nhập của chị Xuyên: “Hàng hóa nhập vào tăng giá, bán ra thì chậm, làm ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của tôi. Bởi ngoài tiền vốn bỏ ra nhập hàng, tôi còn phải chịu các chi phí như tiền thuê lô, điện, nước... Tùy lô nhỏ, lớn mà sẽ có giá thuê dao động từ vài chục đến hơn 100.000 đồng/ngày. Cho nên, kinh tế gia đình eo hẹp hơn”.

Trước thực trạng ế ẩm ảnh hưởng đến kinh tế, nhiều tiểu thương ở chợ mong muốn giá cả thị trường lẫn tình hình việc làm của người lao động sớm ổn định để việc buôn bán được khởi sắc, nhất là mấy tháng cuối năm tới đây.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Sáng dọn hàng ra, 5h chiều mới có người mua ở chợ từng sầm uất nhất Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Dời địa chỉ, treo bảng sang lô, ngồi bấm điện thoại, người mua thưa thớt… là những gì phóng viên Báo Lao Động ghi nhận được tại Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) - nơi từng được xem là chợ truyền thống sầm uất bậc nhất ở TP Cần Thơ.

Chợ truyền thống kinh doanh ế ẩm, nhiều sạp đóng cửa rao bán

NGỌC ÁNH - KHÁNH LINH |

TPHCM - Gồng lỗ để trụ lại buôn bán hoặc thậm chí đóng sạp nghỉ bán đăng biển cho thuê, sang sạp là cách mà các tiểu thương chợ truyền thống ở TPHCM buộc phải lựa chọn vì tình hình ế ẩm, vắng khách trong những tháng gần đây.

Giảm giá khủng, tiểu thương chợ truyền thống Hà Nội vẫn chật vật vì ế ẩm

VÂN HI |

Hà Nội - Tình trạng các chợ truyền thống rơi vào cảnh đìu hiu vắng khách đang khiến nhiều tiểu thương chật vật khó khăn.

1.600 hộ dân nguy cơ bị cúp nước vì công ty cấp nước không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất!

THANH TUẤN |

Công ty nước trây ỳ, kéo dài thời gian nộp thuế, buộc Cục thuế tỉnh Gia Lai phải thực hiện theo pháp luật về thi hành biện pháp cưỡng chế. Thay vì báo cáo trung thực, khách quan sự việc lên Huyện uỷ, UBND huyện Chư Sê thì lãnh đạo công ty lại cho rằng “không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất”!.

Chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Ngày 14.11, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho hay vừa cứu sống nam bệnh nhân L.T.T (30 tuổi) bị đâm thủng tim bằng vật sắc nhọn do mâu thuẫn cá nhân. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc trụy mạch đe dọa tử vong với tỉ lệ cứu sống khoảng 10%.

Lùi thời gian thí điểm thẻ vé xe buýt điện tử liên thông ở Hà Nội

Tô Thế |

Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) vừa có thông báo lùi thời gian thí điểm thẻ vé xe buýt điện tử liên thông ở Hà Nội (trước đó dự kiến triển khai từ ngày 15.11.2023).

Thú y tỉnh Đồng Tháp phản hồi việc cấp giấy kiểm dịch cho trâu, bò nhập lậu

Nhóm PV |

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp xác nhận "Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh" được phản ánh trong bài "Hành trình trâu, bò lậu vượt biên từ Campuchia về Việt Nam” đăng trên Báo Lao Động, là do Chi cục cấp.

Giới thiệu nhân sự giữ chức Chủ tịch UBND và Trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (14.11), Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026 và chức danh Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XV tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng dọn hàng ra, 5h chiều mới có người mua ở chợ từng sầm uất nhất Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Dời địa chỉ, treo bảng sang lô, ngồi bấm điện thoại, người mua thưa thớt… là những gì phóng viên Báo Lao Động ghi nhận được tại Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) - nơi từng được xem là chợ truyền thống sầm uất bậc nhất ở TP Cần Thơ.

Chợ truyền thống kinh doanh ế ẩm, nhiều sạp đóng cửa rao bán

NGỌC ÁNH - KHÁNH LINH |

TPHCM - Gồng lỗ để trụ lại buôn bán hoặc thậm chí đóng sạp nghỉ bán đăng biển cho thuê, sang sạp là cách mà các tiểu thương chợ truyền thống ở TPHCM buộc phải lựa chọn vì tình hình ế ẩm, vắng khách trong những tháng gần đây.

Giảm giá khủng, tiểu thương chợ truyền thống Hà Nội vẫn chật vật vì ế ẩm

VÂN HI |

Hà Nội - Tình trạng các chợ truyền thống rơi vào cảnh đìu hiu vắng khách đang khiến nhiều tiểu thương chật vật khó khăn.