Năm 2023, Việt Nam có đủ 7 - 7,5 triệu tấn gạo để xuất khẩu

Khánh Vũ (thực hiện) |

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung chia sẻ với Lao Động về tiềm năng và cơ hội xuất khẩu gạo khi Ấn Độ tạm ngừng xuất khẩu mặt hàng này.

Thưa Thứ trưởng, với lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số quốc gia như Ấn Độ, Nga và UAE, nguồn cung sẽ tạm thời gián đoạn làm lệch “cung” trong ngắn hạn. Đây là cơ hội cho gạo Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, diện tích trồng lúa thời gian gần đây bị thu hẹp, Việt Nam sẽ không tận dụng được cơ hội này vì khó đáp ứng được số lượng gạo xuất khẩu lớn. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Thời gian qua, đã có nhiều biến động liên quan đến điều chỉnh chính sách của một số nước xuất khẩu lúa gạo, như Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, UAE, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo. Những điều chỉnh như vậy sẽ có tác động đến thị trường gạo thế giới.

Đáng mừng là đến thời điểm này, tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 7,1 triệu hecta, cho sản lượng 43-43,5 triệu tấn, đạt được sản lượng theo kế hoạch. Với sản lượng này, có thể cân đối tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Cụ thể, tiêu thụ trong nước khoảng 30 triệu tấn, trong đó 15 triệu tấn phục vụ 100 triệu dân, 9,5 triệu tấn dành để chế biến, 1 triệu tấn làm giống, 2,5 triệu tấn dự trữ quốc gia. Sau khi cân đối như vậy thì yên tâm vẫn còn 14 - 15 triệu tấn lúa, tức 7–7,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung chia sẻ về cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ảnh: Vũ Long
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung chia sẻ về cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ảnh: Vũ Long

Thưa ông, chính sách ngừng xuất khẩu gạo có thể sẽ sớm được bãi bỏ và Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới - có thể tiếp tục xuất khẩu gạo tẻ để lấy lại thị phần. Vì vậy, tận dụng cơ hội trong thời gian này để tăng xuất khẩu là điều các doanh nghiệp Việt đang cố gắng thực hiện. Bộ NNPTNT đã có những chỉ đạo nào để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Sản lượng tốt và ổn định là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu, giúp doanh nghiệp có lợi trên bàn đàm phán. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ NNPTNT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới; đồng thời bám sát tình hình thực tế, trên cơ sở nắm các thông tin về mưa, hạn mặn… từ đó điều chỉnh khung thời vụ, cơ cấu giống hợp lý nhất; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường giám sát, không để xảy ra dịch bệnh để đảm bảo năng suất, chất lượng lúa gạo.

Bộ NNPTNT cũng đã giao các cục: Trồng trọt, Thủy lợi, Bảo vệ thực vật xem xét tình hình hạn mặn, tính đến khả năng tăng diện tích vụ thu đông. Chúng tôi dự tính, nếu tăng thêm 50.000ha lúa thu đông thì Việt Nam có thể thu thêm 100 triệu USD, cung ứng lương thực cho thế giới và mang lại thu nhập cho nông dân.

Đối với vụ đông xuân, ngay sau vụ thu đông kết thúc, Bộ đã chỉ đạo rõ về kỹ thuật như bám sát diễn biến hạn mặn, khung thời vụ xuống giống từ tháng 10 tới đây, thu hoạch càng sớm càng tốt, kết thúc khung thời vụ là 31.12.2023.

Bộ cũng yêu cầu các đơn vị chuyên ngành xử lý các rào cản kỹ thuật trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu càng sớm càng tốt để mở rộng các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường.

Bên cạnh đó là những giải pháp mang tính tập trung, bám sát tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch hợp lý nhất, đảm bảo 3,5 triệu ha đất trồng lúa, vừa đáp ứng an ninh lương thực phục vụ sản xuất, tiêu dùng, vừa phục vụ xuất khẩu. Bộ cũng đang chỉ đạo các đơn vị tập trung hoàn thiện 1 triệu hecta lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải khí nhà kính. Nếu làm tốt thì có thể nhân rộng, bởi đây là xu thế tất yếu giúp sản xuất lúa có giá tốt, hiệu quả hơn, đồng thời chứng minh với thế giới Việt Nam đã thực hiện tốt cam kết tại COP26.

Bộ cũng linh hoạt trong chỉ đạo sản xuất, hiện tổng diện tích sản xuất lúa đạt 100% theo kế hoạch và tiếp tục duy trì cho các năm tiếp theo, nếu giá tốt, thị trường tốt có thể mở rộng diện tích.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

"Với tình hình mới như hiện nay thì phải khẳng định các doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong thương thảo, ký hợp đồng với giá có lợi nhất. Có thông tin các đối tác tìm đến ký hợp đồng, giá đều tăng lên 30-40 USD/tấn. Nông dân cũng có cơ hội nâng cao thu nhập nhờ giá lúa tăng thêm. Đồng thời, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần gạo ở thị trường truyền thống và những thị trường mới".

(Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung)

Khánh Vũ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, những nước nào lo lắng nhất?

Thanh Hà |

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu và hàng triệu người dự kiến chịu ảnh hưởng của biện pháp này, trong đó người tiêu dùng châu Á và châu Phi sẽ chịu gánh nặng lớn nhất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Quý An |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất tăng cường xuất khẩu gạo trong bối cảnh nguồn cung gạo trên thế giới đang giảm sút.

Thêm quốc gia tuyên bố tạm cấm xuất khẩu gạo

Thanh Hà |

Nga tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa.

Sạt lở nghiêm trọng, lún sâu khoảng 1- 3m trên Quốc lộ 14

Phan Tuấn |

Trên Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), đoạn qua phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đang bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, có nơi miệng hố đã rộng hơn 1m và sâu hơn 3m so với mặt đường còn nguyên trạng.

Gia thế của tân Chủ tịch Chứng khoán Hoà Bình mới chỉ 20 tuổi

Đức Mạnh |

Thông tin Chứng khoán Hoà Bình vừa có tân Chủ tịch HĐQT khi mới chỉ 20 tuổi đã thu hút nhiều sự chú ý.

NSND Lê Khanh: Tôi "sốc" khi vừa bị lừa một khoản tiền qua Facebook

Nhóm PV |

Trong Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, NSND Lê Khanh có cuộc trò chuyện về những mặt trái của mạng xã hội. Nữ nghệ sĩ cũng lần đầu kể bị lừa tiền qua Facebook và đến bây giờ vẫn còn "sởn da gà".

Đổ xô nuôi hàu tự phát gây áp lực lên tuyến giao thông thuỷ ở Trà Vinh

HOÀNG LỘC |

Chưa được quy hoạch vùng nuôi an toàn, nhưng có gần 80 hộ dân ở Thị xã Duyên Hải, (Trà Vinh) đổ xô nuôi hàu, ảnh hưởng dòng chảy và phương tiện tham gia giao thông đường thủy trên tuyến sông từ Long Toàn đến Vàm Láng Nước dài hơn 20km.

Bình Dương nói về dự án Nhà ở xã hội động thổ rầm rộ nhưng hơn 1 năm vẫn là bãi đất trống

ĐÌNH TRỌNG |

Dự án nhà ở xã hội tại phường Định Hòa (thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) làm lễ động thổ rầm rộ nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng. Người lao động thì ngóng trông nhà ở giá rẻ có vị trí thuận lợi này.

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, những nước nào lo lắng nhất?

Thanh Hà |

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu và hàng triệu người dự kiến chịu ảnh hưởng của biện pháp này, trong đó người tiêu dùng châu Á và châu Phi sẽ chịu gánh nặng lớn nhất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Quý An |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất tăng cường xuất khẩu gạo trong bối cảnh nguồn cung gạo trên thế giới đang giảm sút.

Thêm quốc gia tuyên bố tạm cấm xuất khẩu gạo

Thanh Hà |

Nga tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa.