Mua bán sáp nhập doanh nghiệp: Bật tăng vào năm 2021?

Vũ Long |

Các chuyên gia cho rằng các thương vụ mua bán sáp nhập, tái cấu trúc đang bị ảnh hưởng trong năm 2020 do dịch COVID-19, nhưng sẽ bật tăng vào năm 2021.

Điểm các thương vụ mua bán, sáp nhập "khủng"

Theo ông Đặng Xuân Minh, Viện Nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (CMAC), đồng sáng lập Diễn đàn M&A Việt Nam, làn sóng dịch chuyển đầu tư mới vào Việt Nam sẽ rất tốt cho kinh tế Việt Nam nói chung và các hoạt động đầu tư gián tiếp nói riêng.

Trong thời gian qua, đã nổi lên các thương vụ mua bán sáp nhập đáng chú ý như: Nhà đầu tư Thái Lan mua lại Công ty Bao bì Biên Hòa, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát và Công ty cổ phần Kim loại màu và nhựa Đồng Việt (Dovina) hay như năm 2019 KEB Hana trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% của BIDV, Vietinbank bán 50% cổ phần tại công ty cho thuê tài chính…

Tập đoàn Mitsubishi và Nomura Real Estate công bố mua 80% cổ phần giai đoạn 2 của dự án Vinhomes Grand Park của Vinhomes (VHM) tại quận 9, TPHCM. Tập đoàn Stark Corporation và Super Energy Corporation (Thái Lan) cũng đã lần lượt hoàn tất mua 100% cổ phần của CTCP Cáp điện Thịnh Phát và 4 dự án nhà máy điện mặt trời tại Bình Phước...

Ông Đặng Xuân Minh cho rằng, việc góp vốn, mua cổ phần tại những doanh nghiệp là bình thường, nên để diễn ra tự nhiên theo quy luật thị trường.

"Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực của mình; đồng thời cũng là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất" - ông Đặng Xuân Minh nêu ý kiến

Một số chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy hoạt động mua bán sáp nhập thông qua các hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để vừa quản lý tốt, vừa khuyến khích hoạt động mua bán và sáp nhập.

Việt Nam là địa chỉ thu hút các nhà đầu tư trong giai đoạn tới

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, do sự tác động của COVID-19 cũng như một số yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỉ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).

Mặc dù vậy, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn sau khi khống chế thành công đại dịch COVID-19 và nhiều cơ hội mở ra. Đó là sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn; các Hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo luôn hấp dẫn, kích thích các nhà đầu tư mua bán sáp nhập. Ảnh minh họa: Khánh Vũ
Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo luôn hấp dẫn, kích thích các nhà đầu tư mua bán sáp nhập. Ảnh minh họa: Khánh Vũ
Thông tin về M&A 2020 với chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới” sáng 5.11, ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư - Trưởng Ban Tổ chức M&A 2020, nhấn mạnh:

“Thực tế cho thấy, hoạt động M&A trở nên sôi động trong các giai đoạn khủng hoảng, các giao dịch hứa hẹn bùng nổ khi bên bán có động lực giao dịch trước áp lực kinh tế. Với sự phát triển kinh tế, thị trường rộng lớn Việt Nam vẫn là tâm điểm của giới đầu tư khu vực và toàn cầu” - ông Lê Trọng Minh nói.

Nhiều dự báo cho rằng, làn sóng M&A sẽ có độ trễ vì đại dịch COVID-19 khiến bên mua và bên bán chưa gặp nhau, việc hình thành thương vụ lâu hơn dự kiến. Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng có sự trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới hậu COVID-19, với thương vụ M&A hiệu quả cao, quy mô lớn hơn.

Giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu COVID-19. Theo dự báo của CMAC, thị trường có thể sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021-2022.

Theo đó thị trường có thể phục hồi về mức 4,5-5 tỉ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỉ USD vào năm 2022.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đằng sau những thương vụ M&A, Masan hoạch tính những gì?

V.P |

Ngày 3.12.2019, Tập đoàn Vingroup và Masan đã thỏa thuận sáp nhập Công ty VinCommerce (bán lẻ) và VinEco (nông nghiệp) của Vingroup vào CTCP Hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng – Bán lẻ.

Những thương vụ mua bán, chuyển nhượng “ồn ào” năm 2019

Phạm Dung - Phương Anh |

Năm 2019, nhiều thương vụ mua bán, chuyển nhượng với giá trị cả triệu đô đã được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn, trong đó không thể không kể đến cú bắt tay giữa tỉ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng và ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang.

Nửa năm, các thương vụ mua bán sáp nhập ở Việt Nam đạt gần 5,43 tỉ USD

Phong Nguyễn |

6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam ước đạt gần 5,43 tỉ USD. Trong đó, gần 2,8 tỉ USD từ các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam và khoảng 2,64 tỉ USD nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đằng sau những thương vụ M&A, Masan hoạch tính những gì?

V.P |

Ngày 3.12.2019, Tập đoàn Vingroup và Masan đã thỏa thuận sáp nhập Công ty VinCommerce (bán lẻ) và VinEco (nông nghiệp) của Vingroup vào CTCP Hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng – Bán lẻ.

Những thương vụ mua bán, chuyển nhượng “ồn ào” năm 2019

Phạm Dung - Phương Anh |

Năm 2019, nhiều thương vụ mua bán, chuyển nhượng với giá trị cả triệu đô đã được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn, trong đó không thể không kể đến cú bắt tay giữa tỉ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng và ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang.

Nửa năm, các thương vụ mua bán sáp nhập ở Việt Nam đạt gần 5,43 tỉ USD

Phong Nguyễn |

6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam ước đạt gần 5,43 tỉ USD. Trong đó, gần 2,8 tỉ USD từ các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam và khoảng 2,64 tỉ USD nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.