Mở thêm khu công nghiệp, đón “sóng” đầu tư nước ngoài

ĐÌNH TRỌNG |

Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, tỉnh Bình Dương - địa phương thuộc khu kinh tế trọng điểm phía Nam - vẫn là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngay trong những tháng đầu năm 2022, Bình Dương đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối liên vùng, mở thêm khu công nghiệp để tiếp tục thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI).

Nhà đầu tư ngoại rót vốn "khủng" vào Bình Dương

Năm 2021, Bình Dương là một trong những tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nặng của đợt dịch bệnh lần thứ 4. Ngay sau khi dịch được kiểm soát, trở lại trạng thái bình thường mới, tỉnh nhanh chóng thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất, phục hồi kinh tế xã hội. Kết thúc năm 2021, nhiều mục tiêu tăng trưởng tỉnh vẫn đạt được kết quả khả quan. Đáng chú ý nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vẫn tin tưởng môi trường kinh doanh và đăng ký vốn đầu tư vào Bình Dương.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, năm 2021, tình hình thu hút FDI của tỉnh duy trì kết quả khả quan, với gần 2,7 tỉ USD, vượt 36% so với cùng kỳ. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.026 dự án có FDI với tổng vốn đăng ký 37,74 tỉ USD.

Đáng chú ý, năm 2021 cũng là năm có nhiều dự án quy mô lớn, như dự án sản xuất sản phẩm màn hình vô tuyến và màn hình của Công ty TNHH Công nghiệp New Motion (Singapore) tại Khu công nghiệp Phú Tân thành phố Thủ Dầu Một có số vốn đầu tư 185 triệu USD. Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam tại khu công nghiệp Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương). Dự án này đăng ký đầu tư thêm 610 triệu USD để mở rộng sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester, sản phẩm kéo sợi. Tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1,37 tỉ USD.

Công ty TNHH Cheng Long Bình Dương PaPer đăng ký tăng thêm 100 triệu USD vào nhà máy sản xuất giấy tại Khu công nghiệp Quốc tế Protrade (xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1,1 tỉ USD. Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương đăng ký thêm đầu tư 44,8 triệu USD vào dự án nhà máy sản xuất dao cạo râu tại khu công nghiệp Đồng An (thành phố Thuận An, Bình Dương). Gần đây nhất, Tập đoàn LEGO quyết định đầu tư 1 tỉ đôla Mỹ để xây dựng nhà máy mới rộng 44ha tại Bình Dương, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024.

Ông Nguyễn Tầm Dương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương - cho biết, tháng 2.2022 tỉnh tiếp tục thu hút được 44 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm đã thu hút được 47 triệu USD. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cũng đăng ký đầu tư 7.161 tỉ đồng để sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương.

Hoàn chỉnh hạ tầng, lấy lại đà tăng trưởng

Xác định hạ tầng là một trong những yếu tố đột phá để thu hút đầu tư, năm 2022 tỉnh Bình Dương tập trung triển khai các dự án xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố. Ngay từ đầu năm 2022, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đi khảo sát các dự án hạ tầng giao thông, trong đó có các dự án liên quan đến Quốc lộ 13 - một trong những tuyến đường chính ở Bình Dương. Đây là trục giao thông chính đi qua hầu hết các thành phố, thị xã, huyện phát triển đô thị, công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều năm nay, tuyến đường này đã quá tải, chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh của Bình Dương.

Hiện các sở ngành và địa phương đang chuẩn bị hồ sơ và mặt bằng để thực hiện các dự án mở rộng Quốc lộ 13, xây dựng cầu vượt qua nút giao thông Hữu Nghị - ngã tư Bình Hòa, xây hầm chui ngã 5 Phước Kiến và ngã tư Chợ Đình. Qua khảo sát thực tế, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - yêu cầu, trong quý I/2022 cần tập trung hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục. Quý II/2022 tập trung giải phóng mặt bằng để sớm khởi công các dự án. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương thống nhất thời gian khởi công dự án chậm nhất vào dịp lễ 30.4 sắp tới.

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết, ngoài dự án này, UBND tỉnh đang chỉ đạo khẩn trương hoàn thành các dự án trên tuyến đường ĐT 743. Các dự án quan trọng, có tác động lan tỏa lớn như đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, dự án cầu nối với tỉnh Tây Ninh, cầu Bạch Đằng 2, tuyến tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đường Thủ Biên - Đất Cuốc; nâng cấp các tuyến đường tỉnh ĐT743A, ĐT747B... cũng đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai. Thực hiện xong các dự án trên, giao thông của Bình Dương sẽ kết nối thuận tiện với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên.

Bố trí thêm vốn đầu tư công

Hiện tỉnh Bình Dương dồn lực thực hiện các dự án trên, khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc liên quan đến đất đai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn để các dự án triển khai nhanh chóng. Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh - cho biết, trong giai đoạn này, tỉnh bố trí 49.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án đầu tư công, tỉnh cũng đang bố trí thêm 20.000 tỉ đồng (từ nguồn thu thuế đất) để dồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Mở thêm khu công nghiệp, chuẩn bị 2.000ha đất sạch đón nhà đầu tư

Bình Dương hiện có 29 KCN với tổng diện tích hơn 12.660ha, tỉ lệ lấp đầy trên 88%. Để có thêm đất sạch đón nhà đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Bình Dương đang phát triển thêm các khu công nghiệp. Trong tháng 3.2022 sẽ khởi công xây dựng khu công nghiệp VSIP III quy mô 1.000ha nằm trên địa bàn thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Khu công nghiệp mới này được định hướng thu hút doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, hạn chế các ngành nghề thâm dụng lao động. Trong thời gian tới tỉnh sẽ khởi công xây dựng KCN Cây Trường, quy mô 1.000ha tại huyện Bàu Bàng.

Doanh nghiệp tuyển đủ lao động dần ổn định sản xuất

Sau Tết Nguyên đán, để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất hầu hết các doanh nghiệp trong cụm, khu công nghiệp ở Bình Dương đều có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tại thành phố Dĩ An, Cty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông cần tuyển thêm 1.000 lao động. Trong bối cảnh nguồn lao động khan hiếm, doanh nghiệp này đã chủ động phối hợp với đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH để về các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Hà Giang... tuyển lao động tại nguồn.

Sau khi chốt được danh sách và số lượng ở các địa phương, sau Tết, Cty lên phương án tổ chức xe và mua vé máy bay đón người lao động vào Bình Dương. Người lao động các tỉnh phía Bắc được đưa đón bằng xe và mua vé máy bay từ Hà Nội vào TP.Hồ Chí Minh rồi về Bình Dương. Để công nhân không bị bỡ ngỡ loay hoay lo chỗ ở, Cty cũng tổ chức luôn chỗ ở để người lao động an tâm nhanh chóng bắt tay ngay vào công việc. "Đã có 800 lao động được đón về Bình Dương sau Tết và đến nay thì Cty đã tuyển đủ lao động để tập trung sản xuất" - ông Dương Quang Hiệp - Giám đốc Nhân sự Cty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông.

Trong khi đó, tại thị xã Tân Uyên, những ngày hoạt động đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng. Ở khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng có khoảng 20 doanh nghiệp phải cử cán bộ nhân sự, thậm chí lãnh đạo doanh nghiệp cũng ra đầu đường khu công nghiệp để tư vấn tuyển công nhân.

Cty TNHH Pisen Việt Nam (KCN Nam Tân Uyên mở rộng) do mở rộng sản xuất, cần tuyển từ 100-200 lao động phổ thông. Do không có công nhân vào doanh nghiệp nộp hồ sơ nên cán bộ nhân sự của Cty phải ra đường để tư vấn cho người lao động. Để tạo cạnh tranh trong tuyển dụng, Cty tăng lương và phúc lợi cho người lao động. Cụ thể, Cty đưa ra mức thu nhập đầy hứa hẹn mỗi lao động phổ thông có thể đạt được từ 9-12 triệu đồng. Đến nay, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Cán bộ nhân sự Cty TNHH Pisen Việt Nam - cho biết, sau 1 tháng tuyển dụng, công ty đã tuyển đủ lao động, ổn định sản xuất trong năm mới.

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương - cho biết, trước tình hình thiếu hụt lao động sau Tết, sở đã chỉ đạo, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan thành lập đoàn về các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên để kết nối với các địa phương tuyên truyền, vận động và hỗ trợ đưa người lao động trở lại Bình Dương làm việc. Bên cạnh đó, sở phối hợp với các địa phương và Trung tâm giới thiệu việc làm để ký kết những chương trình nhằm hỗ trợ cho người lao động trở lại Bình Dương làm việc. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp về cơ bản đã được lao động để dần ổn định sản xuất.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đón cơ hội hút làn sóng đầu tư nước ngoài

Cẩm Hà |

Với hàng loạt hiệu quả trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và các hiệp định thương mại, Việt Nam có cơ hội thu hút một làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư Châu Âu đang tìm kiếm một môi trường đầu tư đầy tiềm năng, an toàn và cạnh tranh.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 4,2%

Vũ Long |

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh.

Năm 2022 Việt Nam vẫn là ứng viên sáng giá cho đầu tư nước ngoài

Ngọc Vân |

Với môi trường kinh doanh năng động, Việt Nam vẫn là ứng viên sáng giá cho đầu tư nước ngoài từ ASEAN và các quốc gia khác trong năm 2022, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh ở các dự án chất lượng

Vũ Long |

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 vẫn tăng trưởng ở những dự án có nguồn vốn lớn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Việt Nam đón cơ hội hút làn sóng đầu tư nước ngoài

Cẩm Hà |

Với hàng loạt hiệu quả trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và các hiệp định thương mại, Việt Nam có cơ hội thu hút một làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư Châu Âu đang tìm kiếm một môi trường đầu tư đầy tiềm năng, an toàn và cạnh tranh.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 4,2%

Vũ Long |

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh.

Năm 2022 Việt Nam vẫn là ứng viên sáng giá cho đầu tư nước ngoài

Ngọc Vân |

Với môi trường kinh doanh năng động, Việt Nam vẫn là ứng viên sáng giá cho đầu tư nước ngoài từ ASEAN và các quốc gia khác trong năm 2022, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh ở các dự án chất lượng

Vũ Long |

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 vẫn tăng trưởng ở những dự án có nguồn vốn lớn.