Mì ăn liền dư chất ethylene oxide: EU cảnh báo, Việt Nam chưa có quy định

Cường Ngô |

Sau thông tin về việc Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo đối với sản phẩm mì ăn liền, bánh phở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã vào cuộc xác minh.

Kiểm soát dư lượng Etylen Oxide trong quá trình sản xuất thực phẩm 

Thông tin xác minh sơ bộ ban đầu cho hay mới có trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Đức nghi có chứa ethylene oxide (EO). Đó là sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương). Song, đây không phải lần đầu tiên sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam bị cảnh báo dư chất EO.

Theo đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), trong thời gian vừa qua, nhiều mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc ở nhiều quốc gia, kể cả sản xuất tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), đã bị cảnh báo về hàm lượng hợp chất Ethylene Oxide (EO) vượt giới hạn dư lượng cho phép theo quy định của EU. 

Cuối năm 2020, Vương quốc Bỉ đã thông báo trên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU (RASFF) về việc dư lượng EO trong nhiều lô hạt vừng từ Ấn Độ vượt rất nhiều lần so với ngưỡng giới hạn cho phép của khu vực này là 0,05 mg/kg. Xuất phát từ vụ việc trên, nhiều quốc gia EU cũng tăng cường kiểm tra dư lượng EO trong các sản phẩm thực phẩm.

Theo đó, các sản phẩm có chứa EO bị thu hồi thuộc nhiều chủng loại. Bao gồm các chất phụ gia, gia vị, các loại hạt, thảo mộc, kem, món tráng miệng, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau quả, cà phê, trà, sản phẩm chế biến từ cacao. Trong đó, đối tượng được tập trung nhiều nhất là vừng, phụ gia thực phẩm E410 (locust bean gum) và các sản phẩm có liên quan.

Thêm vụ việc mỳ ăn liền dư chất ethylene oxide bị cảnh báo ở EU. Ảnh: T.S
Thêm vụ việc mì ăn liền dư chất ethylene oxide bị cảnh báo ở EU. Ảnh: T.S

Theo đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, EO là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu, được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Hợp chất này không phải phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, song, có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô.

Ở điều kiện bình thường, EO sẽ chuyển thành dạng khí tác dụng đến côn trùng, vi sinh vật qua cơ chế gây độc hô hấp, nên được sử dụng với mục đích khử trùng trong sản xuất thực phẩm.

Tại Châu Âu, hợp chất này được xếp vào nhóm 1B về khả năng gây ung thư, gây đột biến, độc tính sinh sản và trong nhóm 3 về độc tính cấp.

"Mặc dù EU đã cấm sử dụng trong nông nghiệp và khử trùng trong quá trình sản xuất thực phẩm, nhưng vẫn phát hiện ra dư lượng EO trong thực phẩm, ngay cả khi được sản xuất ở những nước trong khối EU.

Hiện nay, các chức trách của EU đang tiếp tục thảo luận để tìm ra nguyên nhân của việc xuất hiện và tồn dư hợp chất này trong thực phẩm nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, cũng như được sản xuất ngay tại một số quốc gia trong khối EU" - đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ nêu.

Việt Nam chưa có quy định

Thời gian qua, đã có một số sản phẩm của Việt Nam bị cảnh báo về dư lượng EO khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Đây chủ yếu là những loại sản phẩm có nhiều cấu phần như mì khô, gói gia vị, gói rau, gói dầu ớt...

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ, hiện nay, vấn đề kiểm soát chất lượng trong toàn chuỗi cung ứng cần được coi là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.

Song song với việc thường xuyên rà soát, đánh giá quy trình sản xuất, máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng về mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần kiểm tra định kỳ các sản phẩm và nguyên liệu, đặc biệt là các cấu phần thuê mua gia công, sản xuất để đánh giá nguy cơ, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.

Đồng thời làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo điều kiện sản xuất, bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu và bao bì không phát sinh mối nguy.

Theo Bộ Công Thương, thực tiễn quá trình xây dựng và ban hành quy định về ngưỡng, mức giới hạn cho phép có trong thực phẩm, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu tổng thể, bài bản, lâu dài và có nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bên cạnh những nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng, đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đang được áp dụng, việc xây dựng các quy định trên còn được tham khảo, chuyển dịch chủ yếu từ hệ thống tiêu chuẩn, các khuyến nghị do Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Uỷ ban Codex) của Liên hiệp quốc ban hành, trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên.

Đồng thời, việc tham khảo từ tiêu chuẩn Codex giúp các quy định tiêu chuẩn của Việt Nam hài hoà hoá với các tiêu chuẩn chung hiện hành trên thế giới, cho phép tiêu chuẩn an toàn áp dụng để bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam tương tự như các nước trên toàn thế giới, đồng thời đảm bảo công bằng trong thương mại thực phẩm toàn cầu.

Hiện nay tương tự Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex, Việt Nam chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO cho phép trong thực phẩm.

Trong khi đó, mức giới hạn dư lượng cho phép EO trong từng loại thực phẩm mà mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra khác nhau - phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại giữa các quốc gia, khu vực hoặc chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen tiêu dùng.

Vì vậy, mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác. Đây là một yếu tố các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm trước khi xuất khẩu.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Thêm vụ việc mỳ ăn liền dư chất ethylene oxide bị cảnh báo ở EU

Anh Tuấn |

Sau thông tin về việc Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo đối với sản phẩm mì ăn liền, bánh phở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã vào cuộc xác minh.

Du lịch Đà Lạt làm gì để hết cảnh "mì ăn liền"?

Hữu Long - Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Trước tình cảnh du lịch phát triển theo hình thức tự phát, lẻ tẻ, theo trào lưu mà nhiều người hay gọi “du lịch ăn xổi, mì ăn liền”, ngành du lịch Đà Lạt đã xây dựng nhiều kế hoạch phát triển bền vững, thay đổi để hấp dẫn đối với du khách.

Acecook lên tiếng về việc mì ăn liền bị cảnh báo ở Châu Âu

Vũ Long |

Acecook thông tin về mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo tại Châu Âu.

Mì ăn liền của Acecook lại bị cảnh báo tại Châu Âu

Vũ Long |

Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu phát đi cảnh báo mới về mì ăn liền của Acecook chứa 2-Chloroethanol.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Thêm vụ việc mỳ ăn liền dư chất ethylene oxide bị cảnh báo ở EU

Anh Tuấn |

Sau thông tin về việc Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo đối với sản phẩm mì ăn liền, bánh phở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã vào cuộc xác minh.

Du lịch Đà Lạt làm gì để hết cảnh "mì ăn liền"?

Hữu Long - Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Trước tình cảnh du lịch phát triển theo hình thức tự phát, lẻ tẻ, theo trào lưu mà nhiều người hay gọi “du lịch ăn xổi, mì ăn liền”, ngành du lịch Đà Lạt đã xây dựng nhiều kế hoạch phát triển bền vững, thay đổi để hấp dẫn đối với du khách.

Acecook lên tiếng về việc mì ăn liền bị cảnh báo ở Châu Âu

Vũ Long |

Acecook thông tin về mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo tại Châu Âu.

Mì ăn liền của Acecook lại bị cảnh báo tại Châu Âu

Vũ Long |

Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu phát đi cảnh báo mới về mì ăn liền của Acecook chứa 2-Chloroethanol.