Mang ngan giống cho người nghèo ở biên giới Việt - Lào

HOÀNG HẢI LÂM |

Dịch COVID-19 “càn quét” qua các bản làng của người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô ở dọc biên giới Việt - Lào dù không gây nhiều mất mát về người, nhưng sạch tưng… tài sản. Là bởi, biên giới đóng cửa khiến giao thương đình trệ, các rẫy chuối, nương lúa của người dân bên mình hợp tác với người dân Lào canh tác phải bỏ dở, khiến bản làng xơ xác. Nhìn cảnh con lợn trong chuồng, con gà ở góc vườn vắng bóng ở các bản làng nơi chúng tôi đi qua, khiến ai cũng day dứt với câu hỏi: Làm gì để giúp đỡ bà con?. Thế rồi, chúng tôi tự bỏ tiền túi, ngửa tay đi xin đồng nghiệp, các Mạnh Thường Quân mua ngan giống để tặng, rồi hướng dẫn cách chăn nuôi cho bà con...

Cần câu… ngan

Cuối 2020, anh Đoàn Quang Tâm - một nông dân ở thôn Dương Lệ Đông (xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) - có chuyến đi lên vùng Lìa ở dọc biên giới Việt - Lào. Ở đây, anh chứng kiến cảnh “vườn không, nhà sàn trống” của một số hộ dân người đồng bào thiểu số Vân Kiều. Lân la hỏi chuyện, mới hay do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi và COVID-19, nên bà con gặp rất nhiều khó khăn, đến con giống phục vụ chăn nuôi không có điều kiện để mua nữa.

Về nhà, anh bỏ tiền túi mua giống gà, rồi ít ngày sau chở lên biên giới tặng cho các hộ gia đình đã gặp hôm trước. “Đem con giống lên, bà con mừng làm. Lúc đó mình cũng vui, nhưng ít hôm sau lại buồn, vì gà chết sạch, chết cả đàn không còn 1 con” - anh Tâm, kể.

Ở biên giới Việt - Lào tại tỉnh Quảng Trị, ngày thường nắng chang chang, đêm đến hơi đá lạnh buốt. Gia đình anh Tâm ở đồng bằng, thời tiết lúc nào cũng thuận lợi, khác hẳn với khí hậu ở miền núi, nên gà giống từ đồng bằng đem lên, chết hết cả đàn cũng không có gì lạ lắm. Hiểu ra nguyên nhân, chuyến thứ 2, anh Tâm mua giống ngan đem lên “đền” cho bà con kèm thuốc úm, ít bột và hướng dẫn tận tình. Kết quả khá hơn đợt 1, tỉ lệ ngan sống 50/50.

Từ chuyến đi thứ 3, anh Tâm bắt đầu có bạn đồng hành, là anh Hoàng Văn Tiến (quê ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), anh Lương Ngọc Huấn (quê ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) và tôi - Lâm Hưng Thơ, phóng viên Báo Lao Động phụ trách địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Nông dân Hồ Văn Mừng (trú tại xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vui mừng khi đàn ngan và vịt trời được hỗ trợ sinh trưởng tốt. Ảnh: HL
Nông dân Hồ Văn Mừng (trú tại xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vui mừng khi đàn ngan và vịt trời được hỗ trợ sinh trưởng tốt. Ảnh: HL

Thông thường, giáp ngày cuối tuần, anh Tâm sẽ đặt mua ngan giống ở các tỉnh phía Bắc rồi gửi xe ôtô khách vào Quảng Trị. Xe khách chạy xuyên đêm, nên cứ tầm 2h sáng, anh Huấn sẽ đi ra quốc lộ, hóng hớt để nhận ngan rồi đưa về nhà. Đầu giờ sáng, anh Tiến dùng ôtô cá nhân đi mua thêm bột, thuốc úm rồi chất ngan lên xe, di chuyển lên biên giới. Mỗi chuyến đi vài trăm con giống và kinh phí tự bỏ tiền túi, nhưng nhiều hộ dân có nhu cầu, nên chúng tôi vận động thêm kinh phí từ các Mạnh Thường Quân.

Sau nhiều chuyến lên biên giới, tỉ lệ ngan giống sống cũng chỉ 50/50 dù đã có thuốc, bột. Vì vậy, chúng tôi chuyển hướng, không hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân nữa, mà đưa vào các đồn biên phòng để úm cho ngan cứng cáp, sau đó mới hỗ trợ về cho các hộ gia đình thực sự có nhu cầu nuôi.

Giúp quân - dân gần nhau hơn

Sau gần 3 năm, hơn 20.000 ngan giống được chúng tôi hỗ trợ cho người dân đồng bào thiểu số ở biên giới Việt - Lào, cho lực lượng vũ trang tại các chốt chống COVID-19, cán bộ chiến sĩ trên đảo Cồn Cỏ và người dân nước bạn Lào.

Thượng tá Bùi Văn Hưng, Đồn trưởng đồn Biên phòng Ba Nang chia sẻ, cán bộ chiến sĩ biên phòng vừa làm nhiệm vụ của lực lượng vũ trang vừa giúp dân vùng biên giới. Hầu hết đời sống của nhân dân ở các bản làng thuộc quản lý của đồn gặp rất nhiều khó khăn, nên lâu nay cán bộ biên phòng vừa hỗ trợ từ thực lực của mình vừa vận động, huy động các nguồn lực xã hội. Nhưng, lâu dài là sinh kế cho đồng bào, tạo công ăn việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số đó mới là hướng đi đúng đắn, bền vững. “Việc tặng ngan giống cho bà con không có gì lớn lao, nhưng đặc biệt ý nghĩa ở chỗ mở một hướng đi, một sinh kế để bà con có thể mở rộng chăn nuôi” - thượng tá Bùi Văn Hưng nói.

Đặc biệt, tháng 7.2022, từ gợi ý của Đồn Biên phòng Ba Nang, chúng tôi đã phối hợp với đồn, trao tặng 700 con ngan giống cho bản A Xóc (cụm III, huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, Lào). Bản A Xóc nằm bên kia biên giới, đối diện với bản Sa Trầm (xã Ba Nang, huyện Đakrông, Quảng Trị). Đời sống của người dân ở bản A Xóc rất khó khăn, vì vậy, khi được hỗ trợ ngan giống, người dân ở bản cứ rưng rưng nước mắt. “Việc tặng ngan giống đặc biệt ở chỗ, không chỉ tạo sinh kế cho bà con, mà còn tạo sự kết nối quân - dân ở vùng biên giới thêm bền vững” - thượng tá Hưng chia sẻ.

Lãnh đạo UBND xã Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trao ngan giống cho 1 hộ dân. Ảnh: HT
Lãnh đạo UBND xã Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trao ngan giống cho 1 hộ dân. Ảnh: HT

Thượng tá Trần Đức Tứ - Chính trị viên Đồn Biên phòng Ba Tầng - là người rất tận tụy, tâm huyết với chương trình hỗ trợ ngan giống. Thượng tá Tứ nói rằng, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc chọn con giống thích hợp với môi trường và tập quán chăn nuôi của bà con là việc làm hết sức quan trọng. Ở xã Ba Tầng - nơi đồn quản lý, giống ngan, vịt… phát triển tốt hơn so với giống gà do ngan vịt kháng bệnh tốt hơn.

Là lính biên phòng, thường xuyên thực hiện công tác ở vùng biên giới, bám trụ với nhân dân, giúp nhân dân vượt khó nên khi nghe chúng tôi ngỏ ý tặng ngan giống, thượng tá Tứ lập tức chung tay hỗ trợ.

Ở Đồn Biên phòng Ba Tầng, có 1 dãy chuồng dành cho việc chăn nuôi. Mỗi chuyến xe chở ngan giống lên vùng này, chúng tôi tập kết ở đồn, rồi các chiến sĩ biên phòng nhận trách nhiệm chăm sóc ban đầu đối với con giống.

Đầu năm 2022, từ 500 con ngan giống do chúng tôi đưa đến, sau hơn 10 ngày chăm sóc, Đồn Biên phòng Ba Tầng dành 100 con hỗ trợ cho gia đình anh Hồ Văn Mừng, dân tộc Vân Kiều ở thôn Măng Sông (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Trước khi nhận ngan về, anh Mừng quây 1 chuồng gỗ cạnh 2 ô ruộng nước để thả đàn ngan. Ngan đã được uống thuốc kháng sinh phòng bệnh, nên mạnh và phát triển tốt, bộ đội biên phòng còn tận tình giúp đỡ kỹ thuật, nên sau 3 tháng, 100 con ngan của anh Mừng đã “có thịt”. Khi bán mỗi con với giá 150.000 đồng, anh Mừng đi kể khắp bản làng, rồi dành dụm số tiền bán ngan, gửi nhờ bộ đội mua thêm để tiếp tục chăn nuôi, mở rộng đàn…

Giáo viên Trường Mầm non Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nhận ngan giống để úm, sau đó sẽ tặng lại cho các gia đình học sinh. Ảnh: HT
Giáo viên Trường Mầm non Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nhận ngan giống để úm, sau đó sẽ tặng lại cho các gia đình học sinh. Ảnh: HT

3 năm kể từ lúc dịch COVID-19 “ghé thăm”, các bản làng người đồng bào thiểu số ở dọc biên giới Việt - Lào đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, khi biên giới đã thông thương trở lại. Rẫy chuối, nương sắn… bắt đầu xanh tốt trở lại, nên bà con có thu nhập. Cùng với đó, một số hộ dân mà chúng tôi đã ghé đến, hỗ trợ ngan giống nay trên bữa cơm đã có chút thịt.

Một ước mong, không của ai khác mà của nông dân Hồ Văn Mừng, khi anh đưa số tiền dành dụm được để nhờ mua ngan giống, với lời gửi gắm nhiều hộ gia đình khó khăn cũng muốn nuôi ngan mà chưa có giống. “Mình được hỗ trợ, nuôi thành công rồi, giờ mua về nuôi tiếp để phát triển kinh tế và tặng một ít cho các hộ có nhu cầu”.

Ước mong của anh Mừng, là niềm hạnh phúc của chúng tôi, khi anh đã có động lực để chăn nuôi và hỗ trợ những người khác.

HOÀNG HẢI LÂM
TIN LIÊN QUAN

Tôi vô cùng xúc động vì nhận được sự giúp đỡ của Báo Lao Động

Việt Lâm |

Thời điểm năm 2018, bố qua đời ở quê nhà, mẹ thì bị tử vong bên Saudi Arabia, nhưng sau hơn 1 năm vẫn không được nhận thi hài của mẹ - không người thân, một mình anh Đinh Văn Chính (SN 1991, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) lê bước “gõ cửa” các cơ quan chức năng, công ty đưa mẹ anh sang Saudi Arabia để đề nghị mang thi hài người thân về nước. Nhưng, nguyện vọng của anh Chính không được đáp ứng. Trong khi đang tuyệt vọng, anh Chính đã tìm đến Báo Lao Động.

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

Báo Lao Động đến với người lao động khi khó khăn nhất

Bảo Hân |

Nhiều trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị xâm hại về quyền lợi đã được Báo Lao Động vào cuộc, lên tiếng để bảo vệ cũng như kêu gọi giúp đỡ. Sự giúp đỡ quý báu đã mang lại niềm tin, động lực lớn để người lao động vững vàng hơn trong cuộc sống...

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Tôi vô cùng xúc động vì nhận được sự giúp đỡ của Báo Lao Động

Việt Lâm |

Thời điểm năm 2018, bố qua đời ở quê nhà, mẹ thì bị tử vong bên Saudi Arabia, nhưng sau hơn 1 năm vẫn không được nhận thi hài của mẹ - không người thân, một mình anh Đinh Văn Chính (SN 1991, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) lê bước “gõ cửa” các cơ quan chức năng, công ty đưa mẹ anh sang Saudi Arabia để đề nghị mang thi hài người thân về nước. Nhưng, nguyện vọng của anh Chính không được đáp ứng. Trong khi đang tuyệt vọng, anh Chính đã tìm đến Báo Lao Động.

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

Báo Lao Động đến với người lao động khi khó khăn nhất

Bảo Hân |

Nhiều trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị xâm hại về quyền lợi đã được Báo Lao Động vào cuộc, lên tiếng để bảo vệ cũng như kêu gọi giúp đỡ. Sự giúp đỡ quý báu đã mang lại niềm tin, động lực lớn để người lao động vững vàng hơn trong cuộc sống...