Lý do phải nhập khẩu điện khi 4.600MW điện tái tạo không được lên lưới

Cường Ngô |

Theo đại diện Bộ Công Thương, việc nhập khẩu điện được tính toán kỹ lưỡng các kịch bản nhằm đảm bảo việc nhập khẩu tỉ trọng nhỏ, đảm bảo tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với các điều kiện quan hệ chính trị - kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực.

Phát biểu tại họp tổ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội ngày 25.5, đại biểu Quốc hội Đinh Ngọc Minh - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề. Trong đó có việc, tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới. "Vì sao thế, đây cũng là tài sản quốc gia, tại sao lãng phí như vậy", ông Minh đặt câu hỏi.

Theo ông Minh, cử tri cho rằng, sở dĩ 4.600 MW không được lên lưới là sai về thủ tục, quy chế. Do vậy, ngành điện phải đổi mới nhiều. Trong báo cáo của Chính phủ không thấy có giải pháp nào để cải tiến vấn đề này.

"Tôi tham dự nhiều cuộc họp với ngành điện, trong tổng số 100% sản lượng điện phát lên, EVN chỉ phát trực tiếp 11%, 89% sản lượng còn lại là của các công ty và doanh nghiệp khác không thuộc EVN hoặc thuộc EVN nhưng là công ty cổ phần.

EVN không tăng tiền mua điện cho 89% doanh nghiệp này, tại sao lại lỗ, trong khi giá bán vừa rồi đã tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp có sản lượng điện phát lên lưới trong giai đoạn 2021-2022 vẫn lãi rất lớn", ông Minh cho biết.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh. Ảnh: Media Quochoi
Đại biểu Đinh Ngọc Minh. Ảnh: Media Quochoi

Trả lời về việc tại sao phải nhập khẩu điện từ nước ngoài, đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị - kinh tế của Việt Nam, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn của quốc gia và được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từng thời kỳ.

Việc nhập khẩu điện được tính toán kỹ lưỡng các kịch bản nhằm đảm bảo việc nhập khẩu tỉ trọng nhỏ, đảm bảo tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với các điều kiện quan hệ chính trị - kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực.

Hiện nay hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập Đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các công trình lưới điện truyền tải, đặc biệt là các công trình truyền tải điện trọng điểm, các công trình lưới điện giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo, các công trình lưới điện phục vụ đấu nối nhập khẩu điện để đảm bảo hiệu quả tối đa sản lượng điện nhập khẩu theo các hợp đồng/thỏa thuận đã ký.

Đồng thời cũng đã chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã thống nhất giá tạm thời của 19 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, sau khi các dự án điện này đáp ứng đầy đủ quy định, các nhà máy này sẽ được huy động điện lên lưới điện quốc gia.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nhập khẩu điện nhưng 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.

Đàm phán nhập khẩu điện Trung Quốc trong 3 tháng qua đường Thâm Câu - Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vừa có buổi làm việc với Công ty Lưới điện Quảng Tây (Trung Quốc) tại thành phố Đông Hưng, Trung Quốc, để thống nhất phương án mua bán điện qua đường dây 110kV Thâm Câu - Móng Cái trong 3 tháng cao điểm của năm 2023.

Đại biểu QH thất vọng vì dự án chậm tiến độ, bàn từ khoá này sang khoá khác

Nhóm PV |

Khi thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét, đại biểu Quốc hội bày tỏ sự thất vọng vì dự án chậm tiến độ, đến thời điểm này vẫn tiếp tục được mang ra bàn - dù Quốc hội khoá XIV đã bàn bạc rất kỹ.

Trưởng đoàn U22 Indonesia canh thang máy cả đêm trước trận gặp U22 Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Ông Sumardji, trưởng đoàn U22 Indonesia tại SEA Games 32 đã tiết lộ những thông tin thú vị, trong đó ông nhấn mạnh bản thân sợ nhất gặp U22 Việt Nam ở bán kết.

Bạc Liêu vận động mỗi hộ dân trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy 4kg

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ban hành Công văn 1790 yêu cầu vận động mỗi hộ gia đình tự trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy trong năm 2023. Tỉnh này có trên 226.800 hộ, trong đó có 41.000 hộ vừa thoát nghèo. Nếu trang bị tất cả cần đến gần 80 tỉ đồng để mua bình chữa cháy.

Phòng khám nha khoa Lucia đã dỡ biển sau phản ánh của Báo Lao Động

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vừa phản ánh thông tin phòng khám nha khoa Lucia hoạt động rầm rộ không phép. Sau phản ánh, phòng khám này đã dỡ biển quảng cáo, ngừng hoạt động.

Loạn Tiktoker làm nội dung bẩn, nhận quảng cáo trục lợi bất chấp

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Nhiều nhà sáng tạo nội dung TikTok liên tục khiến dư luận bức xúc về việc làm nội dung xấu, độc hại và quảng cáo tràn lan. Trước thực trạng trên, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết không chỉ TikTok, các nền tảng xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lí sẽ bị xử lý nghiêm.

Xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở đâu hợp lý?

Trần Việt (thực hiện) |

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề “nóng” mấy ngày qua. Ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Việc xây dựng một Nhà hát các dân tộc Việt Nam có thực sự cần thiết không? Và vị trí khu đất phía sau Nhà hát Lớn có thuận tiện và phù hợp?

Nhập khẩu điện nhưng 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.

Đàm phán nhập khẩu điện Trung Quốc trong 3 tháng qua đường Thâm Câu - Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vừa có buổi làm việc với Công ty Lưới điện Quảng Tây (Trung Quốc) tại thành phố Đông Hưng, Trung Quốc, để thống nhất phương án mua bán điện qua đường dây 110kV Thâm Câu - Móng Cái trong 3 tháng cao điểm của năm 2023.