Lường trước áp lực với lạm phát, tỉ giá và lãi suất

Cẩm Hà |

Phân tích của TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho thấy áp lực lạm phát, tỉ giá, lãi suất còn tăng và vẫn là thách thức lớn trong năm 2023. Trong khi đó nợ xấu tiềm ẩn có thể gia tăng trong thời gian tới; rủi ro thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa giảm rõ rệt.
Áp lực lạm phát, tỉ giá, lãi suất còn tăng và vẫn là thách thức lớn trong năm 2023. Ảnh: Hải Nguyễn
Áp lực lạm phát, tỉ giá, lãi suất còn tăng và vẫn là thách thức lớn trong năm 2023. Ảnh: Hải Nguyễn

Từ thực tế trên, TS Cấn Văn Lực đề xuất, cần tiếp tục kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng giữa kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và tỉ giá...

Đề xuất Chính phủ có đề án, kế hoạch cụ thể về giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp, hộ gia đình vừa đảm bảo phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống tài chính - bất động sản. Trong đó, cần sớm giải quyết rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả cho thị trường tài chính, quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính thông qua các ban hành, sửa đổi các quy định liên quan.

Tăng cường củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng cường giáo dục tài chính. Theo đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng giải quyết, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm quy định trên thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường tuyên truyền và mở rộng các chương trình giáo dục tài chính để nâng cao năng lực của nhà đầu tư, tránh tâm lý đám đông.

Đồng thời, phát triển đội ngũ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư tổ chức, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài và phát triển các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức trong nước (gồm cả công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư mở, quỹ hưu trí…).

Đối với bất động sản, cần đẩy nhanh quá trình sửa đổi các Luật liên quan (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản); đẩy nhanh nghiên cứu và ban hành khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới như gọi vốn cộng đồng, mua chung bất động sản, quỹ tín thác đầu tư bất động sản… giúp đa dạng hóa kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp cũng như hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.

Trong khi đó khi nói về định hướng điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trong thời gian tới, bà Bùi Thúy Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ CSTT - cũng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. Để kiểm soát lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, NHNN chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đồng thời điều hành ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, phù hợp với diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; Đảm bảo thanh khoản, hỗ trợ đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng trong dịp lễ, Tết.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát sẽ ép Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất?

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Trong bối cảnh CPI đã lên 3,7%, một số nhà kinh tế cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tăng lãi suất cao hơn.

FED nên làm gì tiếp theo với lạm phát?

Quý An (theo larrysummers.com) |

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Harry Summers đã có những nhận định về việc FED nên làm gì tiếp theo trước tình hình lạm phát.

Nên tin tưởng vào chiến thắng của FED trước lạm phát

Quý An (theo CNBC) |

Nhà kinh tế Jim Cramer cho rằng nên tin tưởng vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chiến dịch chống lạm phát.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Lạm phát sẽ ép Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất?

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Trong bối cảnh CPI đã lên 3,7%, một số nhà kinh tế cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tăng lãi suất cao hơn.

FED nên làm gì tiếp theo với lạm phát?

Quý An (theo larrysummers.com) |

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Harry Summers đã có những nhận định về việc FED nên làm gì tiếp theo trước tình hình lạm phát.

Nên tin tưởng vào chiến thắng của FED trước lạm phát

Quý An (theo CNBC) |

Nhà kinh tế Jim Cramer cho rằng nên tin tưởng vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong chiến dịch chống lạm phát.