Lương thực, thực phẩm dư để ứng phó với dịch COVID-19 và xuất khẩu

Khánh Vũ (thực hiện) |

Ngành nông nghiệp khẳng định nguồn cung lương thực, thực phẩm dư thừa để người dân phòng chống dịch bệnh COVID-19 lâu dài và còn dư để xuất khẩu.

Chia sẻ với Lao Động về những nỗ lực mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang triển khai để hoàn thành mục tiêu kép: Vừa duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, vừa góp phần chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lê Quốc Doanh cho biết:

Trước tác động của dịch COVID-19 và những thách thức về thiên tai, dịch bệnh, yêu cầu đặt ra là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm phải sản xuất tăng thêm, thậm chí phải tăng cao hơn so với kế hoạch để đáp ứng nhu cầu thực tế phục vụ gần 100 triệu dân trong nước, đủ sức bình ổn thị trường trước tác động lịch sử của dịch bệnh toàn cầu và chuẩn bị tốt nhất có thể để tham gia xuất khẩu ở mức cao nhất có thể.

Thưa ông, chủ động nguồn lương thực, thực phẩm để người dân yên tâm chống dịch là yêu cầu bức thiết. Ông có thể cho biết về nguồn cung thực phẩm ở giai đoạn hiện tại?

- Năm 2020, dự kiến sản lượng thịt các loại ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 16,3% so với năm 2019. Trong đó sản lượng thịt lợn ước đạt 3.855 nghìn tấn, tăng 18,4% so với năm 2019; thịt gia cầm ước đạt 1,42 triệu tấn, tăng 11,0%; thịt trâu đạt 98,5 nghìn tấn, tăng 3,6%; thịt bò ước đạt 365,3 nghìn tấn, tăng 4,6%; trứng đạt 14,6 tỉ quả, tăng 9,6%; sữa đạt 1,15 triệu tấn, tăng 11,4%.

Hiện tại, ngành chăn nuôi lợn đang đẩy mạnh tái đàn và bước đầu đã cho những kết quả khá tốt. Dự kiến đến quý 3 có thể cân bằng được cung cầu thịt lợn.

Nguồn cung thịt lợn sẽ ổn định vào quý 3-4.2020. Ảnh: Văn Giang
Nguồn cung thịt lợn sẽ ổn định vào quý 3-4.2020. Ảnh: Văn Giang

Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hạn hán, ngập mặn… ảnh hưởng đến sản lượng lúa, việc xuất khẩu gạo có ảnh hưởng đến nguồn cung tiêu dùng trong nước không, thưa ông?

- Trong điều kiện rất khó khăn, nhất là ĐBSCL hạn mặn lịch sử nhưng vẫn được mùa do chủ động nhận định sớm cùng tập trung các giải pháp tổng hợp, đến nay căn bản diện tích lúa Đông Xuân các vùng miền đều khá tốt, sẽ đạt kế hoạch với sản lượng khoảng 20,2 triệu tấn thóc trong 6 tháng đầu năm, chiếm 46% sản lượng thóc cả năm.

Với kết quả đó sẽ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước 6 tháng và công tác xuất khẩu (nếu diễn ra bình thường). Dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch sản xuất đề ra 43,5 triệu tấn thóc, đủ phục vụ tiêu dùng trong nước và dư khoảng 6,5-6,7 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Ông dự báo thế nào về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc sau dịch bệnh?

- Hiện phía bạn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, do đó thị trường nông sản sẽ hoạt động phục hồi lại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.2020 dẫn tới nhu cầu nhập khẩu nông sản cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Để thúc đẩy nhập khẩu, Trung Quốc đặc biệt chú trọng khôi phục vận hành bình thường của hoạt động logistic, chuyển phát nhanh hàng hóa nhằm giải phóng sức tiêu thụ ở trong nước (giao thông đường bộ đi lại trên toàn quốc về cơ bản đã thông suốt).

Ngoài các biện pháp cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, Trung Quốc giảm thuế 80 mặt hàng thực phẩm (trong tổng số trên 800 mặt hàng) để thúc đẩy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước. Thị trường Trung Quốc hồi phục nhanh sau khi khống chế dịch vào tháng 4.2020 cùng với các chính sách khuyến khích hồi phục đồng bộ quyết liệt.

Như vậy, đây sẽ là cơ hội dành cho việc tiêu thụ hàng hóa trong đó có nông sản, thị trường Trung Quốc sẽ là khu vực quyết định, chi phối đầu ra sản phẩm nông sản Việt Nam trong năm 2020. Do vậy, cần huy động mọi nguồn lực (quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân) để tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện để khai thác lợi thế này.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Khánh Vũ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Cung ứng đủ lương thực, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân

Ái Vân |

Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện tốt việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân với chất lượng, giá cả phù hợp thời dịch COVID-19.

Không lo thiếu thực phẩm dù dịch COVID-19 phức tạp hơn

Khánh Vũ |

Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người tiêu dùng khá lo lắng không mua được thực phẩm, nhất là khi Hà Nội và TPHCM đã đóng cửa nhiều tụ điểm công cộng.

Chủ tịch Hà Nội: Người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm

Nguyễn Hà |

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm giữa dịch COVID-19.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thủ tướng: Cung ứng đủ lương thực, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân

Ái Vân |

Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện tốt việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân với chất lượng, giá cả phù hợp thời dịch COVID-19.

Không lo thiếu thực phẩm dù dịch COVID-19 phức tạp hơn

Khánh Vũ |

Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người tiêu dùng khá lo lắng không mua được thực phẩm, nhất là khi Hà Nội và TPHCM đã đóng cửa nhiều tụ điểm công cộng.

Chủ tịch Hà Nội: Người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm

Nguyễn Hà |

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm giữa dịch COVID-19.