Lối thoát cho các doanh nghiệp BOT gặp khó

Xuyên Đông |

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp BOT giao thông liên tục kêu khó. Chính phủ và các bộ ngành đang tích cực vào cuộc tìm hướng đi cho doanh nghiệp này.

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Ngô Tiến Cương - Chủ tịch Công ty BOT Thái Hà - cho biết, từ năm 2014, các đơn vị đã bỏ hơn 1.600 tỉ đồng đầu tư dự án cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam.

Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong, đơn vị được phép thu phí (tháng 2.2019), đến nay mức thu được rất thấp. Trung bình một ngày chỉ thu được 76 triệu đồng, tương đương 16% so với phương án tài chính BOT. Nguyên nhân chủ yếu do lưu lượng xe đã chọn đi tuyến cầu Hưng Hà (không thu phí). “Với mức thu này, doanh nghiệp đang phải gồng mình chịu lỗ và không biết khi nào sẽ phá sản”, ông Nguyễn Tiến Cương chia sẻ.

Không riêng doanh nghiệp BOT Thái Hà, nhiều doanh nghiệp BOT khác đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Theo Bộ GTVT, trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) ban hành, hiện 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm.

Nhóm 1 gồm 2 dự án có doanh thu sụt giảm không có khả năng phục hồi (cầu Thái Hà và cầu Ba Vì - Việt Trì). Nhóm 2 là dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả thu phí hoàn vốn qua trạm thu phí La Sơn - Túy Loan. Nhóm 3 là 2 dự án đã hoàn thành không được thu phí (tuyến tránh TP Thanh Hóa và cầu Bình Lợi); 2 dự án chỉ được thu phí 1 trong 2 trạm nên doanh thu sụt giảm, đã áp dụng giải pháp bổ sung vốn Nhà nước, nhưng vẫn không khả thi (Quốc lộ 91 đoạn qua TP Cần Thơ và tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100); 1 dự án sụt giảm doanh thu và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, trật tự (Quốc lộ 14 qua Đắk Lắk).

Bên cạnh đó, một số dự án BOT thuộc phạm vi quản lý của địa phương có trạm thu phí tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự nên chưa thu phí, bị ảnh hưởng doanh thu.

Đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn từ phía doanh nghiệp, ông Ngô Tiến Cương đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung các điều khoản hợp đồng nhằm gỡ bỏ các vướng mắc đẩy nhanh công tác quyết toán; cho phép bổ sung các khoản chi phí phát sinh hợp lý vào tổng vốn đầu tư (lãi vay trong thời gian chờ, lợi nhuận vốn chủ sở hữu, chi phí vận hành...). Hỗ trợ nhà đầu tư theo quy định của hợp đồng BOT bằng nguồn vốn Nhà nước đối với phần doanh thu bị ảnh hưởng theo phương án tài chính của hợp đồng.

Nhấn mạnh về giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp BOT giao thông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho rằng, cần đánh giá đầy đủ, toàn diện về "bức tranh" BOT trên cả nước, nhất là nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, từ đó mới đề xuất có "gói" giải pháp xử lý tổng thể, dứt điểm.

Xuyên Đông
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý doanh thu tại 6 doanh nghiệp BOT giao thông

QUANG DÂN |

Bất chấp tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 và giãn cách xã hội, doanh thu từ thu phí giao thông của các doanh nghiệp BOT vẫn tăng mạnh trong năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sụt giảm sâu do công trình xây dựng tạm ngưng và chi phí lãi vay tăng cao.

Lãi vay ngân hàng đè nặng doanh nghiệp BOT giao thông

Đặng Tiến |

Việc phải hạch toán lãi vay ngay tại thời điểm phát sinh đối với các khoản vay chiếm tới 85% chi phí đầu tư công trình đang làm biến dạng tình hình tài chính của doanh nghiệp BOT giao thông. Cùng với đó do ảnh hưởng của dịch bệnh, các trạm thu phí BOT đang sụt giảm trên 80% khiến các nhà đầu tư đang khó chồng khó.

Hàng loạt doanh nghiệp BOT giao thông trước nguy cơ phá sản

Đặng Tiến |

Nhiều nhà đầu tư BOT đường bộ đang trong tình trạng “chết lâm sàng” khi doanh thu giảm sâu. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thể vỡ nợ, từ đây để lại hệ lụy lớn và khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với BOT.

Chốt tên các xã, phường sau sáp nhập ở Quảng Ninh

Quảng Ninh |

Quảng Ninh - Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, từ 177 đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh này giảm xuống còn 171 đơn vị.

Chấn chỉnh việc giới thiệu trái thẩm quyền của Hội Người cao tuổi Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ An đã giới thiệu tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền quản lý về cơ sở tổ chức hoạt động, xảy ra hiện tượng lùm xùm, có dấu hiệu lừa đảo hội viên.

Vụ các ngư dân Quảng Bình gặp nạn: Thuyền trưởng kể lại thời khắc tàu cá chìm trong tích tắc

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Trong lúc đang nghỉ ngơi, tàu cá của ông Chiến (ở thị xã Ba Đồn) bị cơn lốc kéo đến, trong tích tắc, con tàu bị nhấn chìm dưới biển cả.

Giá vàng miếng SJC tăng sốc, mua từ đầu năm đến nay lãi đậm hơn 11 triệu

Khương Duy |

Giá vàng miếng trưa hôm nay chính thức phá ngưỡng kỷ lục 87,5 triệu đồng/lượng. Nếu mua từ đầu năm, đến nay nhà đầu tư có thể lãi tới 11,3 triệu đồng/lượng.

Sắp có thêm cầu gần 12.000 tỉ đồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Hữu Chánh |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu, tổng vốn đầu tư 11.700 tỉ đồng.

Nghịch lý doanh thu tại 6 doanh nghiệp BOT giao thông

QUANG DÂN |

Bất chấp tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 và giãn cách xã hội, doanh thu từ thu phí giao thông của các doanh nghiệp BOT vẫn tăng mạnh trong năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sụt giảm sâu do công trình xây dựng tạm ngưng và chi phí lãi vay tăng cao.

Lãi vay ngân hàng đè nặng doanh nghiệp BOT giao thông

Đặng Tiến |

Việc phải hạch toán lãi vay ngay tại thời điểm phát sinh đối với các khoản vay chiếm tới 85% chi phí đầu tư công trình đang làm biến dạng tình hình tài chính của doanh nghiệp BOT giao thông. Cùng với đó do ảnh hưởng của dịch bệnh, các trạm thu phí BOT đang sụt giảm trên 80% khiến các nhà đầu tư đang khó chồng khó.

Hàng loạt doanh nghiệp BOT giao thông trước nguy cơ phá sản

Đặng Tiến |

Nhiều nhà đầu tư BOT đường bộ đang trong tình trạng “chết lâm sàng” khi doanh thu giảm sâu. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thể vỡ nợ, từ đây để lại hệ lụy lớn và khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với BOT.