Lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm vì dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt

Lam Duy |

Dù lợi nhuận trước dự phòng đạt cao hơn cùng kỳ 2019, lợi nhuận trước thuế tại không ít ngân hàng lại giảm đáng kể trong 3 tháng đầu năm nay do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bất ngờ tăng vọt.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, trong 3 tháng đầu năm nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) ghi nhận mức tăng lãi mạnh ở hàng loạt chỉ tiêu như thu nhập lãi thuần đạt 8.418 tỉ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh tới 9% lên 1.059 tỉ đồng.

Đáng chú ý lãi hoạt động liên quan đến chứng khoán có mức tăng trưởng rất mạnh, trong đó kinh doanh chứng khoán tăng 101% lên 263 tỉ đồng và mua bán chứng khoán đầu tư chuyển từ lỗ 83 tỉ đồng trong quý I/2019 sang mức lãi 164,6 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm 2020.

Tại Vietinbank, lãi từ hoạt động khác trong các tháng đầu năm cũng tăng tới 84% lên 275,4 tỉ đồng. Với mức tăng lãi mạnh ở nhiều hoạt động, Vietinbank đạt mức lợi nhuận trước trích lập là 7.367 tỉ đồng, tăng tới 15% so với cùng kỳ 2019 sau khi trừ đi chi phí hoạt động trong kỳ là 3.317,6 tỉ đồng.

Tuy nhiên do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ tăng mạnh tới trên 35,5%, từ 3.241,5 tỉ đồng lên 4.392,7 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm, khiến lợi nhuận trước thuế của Vietinbank chỉ còn 2.974,4 tỉ đồng, giảm 5,7% so với 3 tháng đầu năm 2019.

Tương tự tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt so với cùng kỳ cũng là yếu tố khiến lợi nhuận của ngân hàng đảo chiều và giảm đáng kể trong quý I/2020.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của MB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 14% lên 4.695 tỉ đồng, lãi từ hoạt động ngoại hối cũng tăng 32% và đạt 159 tỉ đồng. Thậm chí hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tư ghi nhận khoản lãi tới gần 498 tỉ đồng, tương đương mức tăng tới 175% so với 3 tháng đầu năm 2019.

Lợi nhuận trước trích lập tăng cao nhưng lợi nhuận trước và sau thuế tại ngân hàng MB lại giảm do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao. Ảnh: BCTC
Lợi nhuận trước trích lập tăng cao nhưng lợi nhuận trước và sau thuế tại ngân hàng MB lại giảm do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao. Ảnh: BCTC
Bất chấp nhiều mảng kinh doanh khác có kết quả lợi nhuận giảm so với cùng kỳ 2019, ngân hàng MB vẫn ghi nhận mức lợi nhuận trước trích lập đạt 4.288,2 tỉ đồng trong quý I/2020, tăng tới 26,5% so với cùng kỳ 2019.

Song cũng như Vietinbank, chi phí trích lập dự phòng thậm chí có xu hướng tăng vọt tới 117% tại MB, từ 964,4 tỉ đồng trong quý I/2019 lên 2.092 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm 2020. Thực tế này kéo giảm lợi nhuận trước thuế của MB xuống chỉ còn 2.145,6 tỉ đồng sau khi trừ đi chi phí dự phòng, giảm 9,5% so với kết quả cùng kỳ 2019.

Trong báo cáo chiến lược quý II/2020 vừa công bố, chứng khoán BIDV (BSC) nhìn nhận nợ xấu của các ngân hàng thương mại có thể tăng trong bối cảnh dịch bệnh.

Nguyên nhân là bởi COVID-19 đang làm ảnh hưởng chung đến lợi nhuận các ngành sản xuất và dịch vụ, hiện chiếm khoảng 82% cơ cấu cho vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

BSC theo đó điều chỉnh dự báo tăng tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống từ mức giả định ban đầu là 1,4% lên mức mới 1,7%. Chất lượng tài sản sản suy giảm tại các ngân hàng theo đó cũng sẽ khiến chi phí trích lập dự phòng được điều chỉnh tăng lên.

Điều này cũng giải thích vì sao tình hình nợ xấu tại nhiều ngân hàng ngày càng xấu đi sau 3 tháng đầu năm 2020.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Đến lượt các ngân hàng kêu khó vì COVID-19

Lam Duy |

Báo cáo của các ngân hàng thương mại cho thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh số thanh toán thẻ trong tuần đầu tháng 4.2020 giảm tới 78% so với cùng kỳ và giảm 93% so với tháng 2.2020.

Nợ xấu ngày càng xấu đi tại nhiều ngân hàng

Lam Duy |

Dù vẫn đạt lợi nhuận cao, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng đang có xu hướng xấu đi trong 3 tháng đầu năm nay.

Rao bán nhiều khoản nợ xấu nghìn tỉ của doanh nghiệp bất động sản

Gia Miêu |

Từ cuối năm 2019 đến nay, hàng loạt các khoản nợ xấu nghìn tỉ của các doanh nghiệp bất động sản đã được các ngân hàng đem ra bán đấu giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bị tác động mạnh bởi dịch bệnh COVID-19, việc thu hồi nợ của các ngân hàng cũng hết sức trầy trật.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đến lượt các ngân hàng kêu khó vì COVID-19

Lam Duy |

Báo cáo của các ngân hàng thương mại cho thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh số thanh toán thẻ trong tuần đầu tháng 4.2020 giảm tới 78% so với cùng kỳ và giảm 93% so với tháng 2.2020.

Nợ xấu ngày càng xấu đi tại nhiều ngân hàng

Lam Duy |

Dù vẫn đạt lợi nhuận cao, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng đang có xu hướng xấu đi trong 3 tháng đầu năm nay.

Rao bán nhiều khoản nợ xấu nghìn tỉ của doanh nghiệp bất động sản

Gia Miêu |

Từ cuối năm 2019 đến nay, hàng loạt các khoản nợ xấu nghìn tỉ của các doanh nghiệp bất động sản đã được các ngân hàng đem ra bán đấu giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bị tác động mạnh bởi dịch bệnh COVID-19, việc thu hồi nợ của các ngân hàng cũng hết sức trầy trật.