Lỗ nặng, ông lớn ngành điện đề xuất điều chỉnh giá

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến chi phí sản xuất điện tăng mạnh, đơn vị này đề nghị Chính phủ có chính sách điều chỉnh giá điện phù hợp.

Thông tin tại buổi trao đổi với báo chí ngày 28.11, ông Phan Tử Lượng - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC cho biết, năm 2022 là năm khó khăn nhất của tổng công ty kể từ khi thành lập đến nay.

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán 6 tháng đầu năm nay, kết quả kinh doanh 6 tháng, Tổng Công ty lỗ 4.709 tỉ đồng; trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh điện lỗ 4.843 tỉ đồng.

Đến nay, giá nhiên liệu đầu vào như than, khí... không ngừng tăng, tỉ giá ngoại tệ biến động từng ngày, nên EVNNPC dự báo số lỗ sẽ rất lớn.

Nguyên nhân được chỉ ra là bởi giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao, khiến chi phí của các nhà máy sản xuất điện tăng mạnh; do đó làm tăng chi phí mua điện trên thị trường điện của EVN. Giá bán điện bình quân ước cả năm 2022 của Tổng Công ty là 1.786 đồng/kWh, trong khi giá mua điện trên thị trường điện của Tổng Công ty là 2.500,46 đồng/kWh.

"Giá nhiên liệu, vật tư thiết bị tăng cao làm tăng tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng; tăng các chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và chi phí quản lý vận hành lưới điện của Tổng Công ty.

EVNNPC báo lỗ hàng nghìn tỉ đồng trong nửa đầu năm 2022. Ảnh: Cường Ngô
EVNNPC báo lỗ hàng nghìn tỉ đồng trong nửa đầu năm 2022. Ảnh: Cường Ngô

Bên cạnh đó, Tổng Công ty có các khoản vốn vay ODA để đầu tư lưới điện. Song, với tình hình tỉ giá ngoại tệ biến động mạnh hiện nay làm lỗ chênh lệch tỉ giá của Tổng Công ty ước đến thời điểm này là 756 tỉ đồng", ông Phan Tử Lượng cho biết.

Theo ông Lượng, việc phải chịu khoản lỗ lớn dự kiến khiến cho hoạt động sản xuất của Tổng Công ty gặp nhiều khó khăn; khó đảm bảo tiến độ thanh toán tiền điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thanh toán cho các nhà thầu và đối tác.

Các khoản lỗ cũng ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổng công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu xếp vốn cho đầu tư xây dựng của EVNNPC năm 2023 và các năm tiếp theo.

"Việc không thu xếp được vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư, sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp điện cho các địa phương và các khách hàng sử dụng điện của 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc", ông Lượng cho biết, đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành trung ương có chính sách điều chỉnh giá điện phù hợp. Qua đó giúp ngành điện duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, đáp ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của các địa phương và cả nước.

Giá điện nhiều nước tăng cao

Theo thông tin vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liệt kê, giá điện ở nhiều nước tăng cao. Theo đó, dữ liệu của Ember cho hay tại nhiều nước Châu Âu, giá bán buôn điện trung bình những tháng cuối năm giảm nhưng vẫn cao hơn đầu năm. Chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng đã lắng xuống.

Tại Mỹ, theo trang tin trực tuyến Vaultelectricity, nhiều bang có mức giá tăng cao, trong đó có bang tăng hơn 27,47 USD/kWh (tương đương 6.810 đồng/kWh). Người tiêu dùng Mỹ đối mặt với hóa đơn tiền điện tăng là do giá khí đốt tự nhiên biến động, thời tiết khắc nghiệt.

Đối với một số nước ở Châu Á cũng đang đối diện tình trạng giá điện tăng cao. Như tại Nhật Bản, cuối tháng 10, Chính phủ nước này công bố kế hoạch giảm gánh nặng hóa đơn tiền điện, khí đốt và chi phí xăng dầu tổng cộng khoảng 45.000 yen cho mỗi hộ gia đình, áp dụng từ tháng 1 đến tháng 9 năm sau.

Giá điện tính theo bậc thang áp dụng tại nước này gồm: Sử dụng mức dưới 120kWh có giá là 19,88 yen (tương đương 3.530 đồng/kWh); dùng từ mức 121kWh đến 300kWh có giá 26,46 yen (tương đương 4.700 đồng/kWh); và dùng trên 301kWh sẽ có giá 30,57 yen (tương đương 5.425 đồng/kWh).

Tại Thái Lan, giá điện đã tăng 4,72 baht (tương đương 3.273 đồng/kWh) từ tháng 9.2022. Lý do chính của sự gia tăng là do nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các thị trường giao ngay để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng từ vịnh Thái Lan.

Tại Hàn Quốc, giá bán buôn điện đạt mức cao nhất vào tháng 9.2022 do giá khí đốt quốc tế tăng mạnh. Theo Korea Power Exchange, giá biên hệ thống (SMP) mà Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) trả cho các nhà máy điện đã tăng lên mức cao kỷ lục là 228,96 won (tương đương 4.287 đồng/kWh) cho nội địa.

Tại Việt Nam, giá điện hiện nay đang duy trì ở mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT). Giá điện đã được giữ ổn định kể từ tháng 3.2019 đến nay.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Giá điện nhiều nước trên thế giới tăng cao trong quý IV năm 2022

Tường Minh |

Tin từ EVNCPC (Tổng Công ty Điện lực miền Trung) cho biết: Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.

Giá điện Châu Âu vọt lên mức kỷ lục, giá điện Việt Nam sẽ tăng?

Cường Ngô |

Giá điện Châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới vào thời điểm cuối tháng 8.2022, báo trước một mùa đông khắc nghiệt khi cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra thiệt hại kinh tế trên khắp lục địa. Vậy, điều này có ảnh hưởng tới giá điện của Việt Nam?

Đường dây nóng liên hệ khi người lao động thuê trọ phải trả giá điện cao

QUANG MINH |

Nếu phát hiện các trường hợp chủ nhà trọ tại Hà Nội thu tiền điện sai quy định, sinh viên, người lao động cần liên hệ phản ánh đến cơ quan quản lý.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giá điện nhiều nước trên thế giới tăng cao trong quý IV năm 2022

Tường Minh |

Tin từ EVNCPC (Tổng Công ty Điện lực miền Trung) cho biết: Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.

Giá điện Châu Âu vọt lên mức kỷ lục, giá điện Việt Nam sẽ tăng?

Cường Ngô |

Giá điện Châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới vào thời điểm cuối tháng 8.2022, báo trước một mùa đông khắc nghiệt khi cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra thiệt hại kinh tế trên khắp lục địa. Vậy, điều này có ảnh hưởng tới giá điện của Việt Nam?

Đường dây nóng liên hệ khi người lao động thuê trọ phải trả giá điện cao

QUANG MINH |

Nếu phát hiện các trường hợp chủ nhà trọ tại Hà Nội thu tiền điện sai quy định, sinh viên, người lao động cần liên hệ phản ánh đến cơ quan quản lý.