Lộ diện ngân hàng hiếm hoi nói không với trái phiếu doanh nghiệp

Đức Mạnh |

Số lượng ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vào cuối năm 2022 giảm so với đầu năm do nhiều đơn vị đã loại bỏ toàn bộ trái phiếu đang nắm giữ. Trong đó, ACB là nhà băng hiếm hoi nói không với loại tài sản này.

Trong quý IV/2022, tăng trưởng tín dụng hợp nhất cả năm của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán ACB) đạt 14,3%. Trong đó, tín dụng của ngân hàng mẹ tăng trưởng 15,2%, gần như toàn dùng hạn mức được cấp trong khi dư nợ cho vay từ Chứng khoán ACBS giảm. Tăng trưởng tín dụng của ACB chỉ đến từ tăng trưởng cho vay khách hàng do ngân hàng không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.

Theo Chứng khoán Rồng Việt, ACB là một trong số ít ngân hàng sẽ ít bị ảnh hưởng nhất bởi xu hướng đi xuống của lĩnh vực bất động sản và các điều kiện kinh tế vĩ mô khắc nghiệt. Do đó, mức độ ảnh hưởng từ lĩnh vực này thấp và đây cũng là cách tiếp cận thận trọng của ACB trong nhiều năm qua.

Mức độ ảnh hưởng tới lĩnh vực liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 24% tổng dư nợ của ACB tính đến ngày 31.12.2022. Trong đó, cho vay cá nhân mua nhà và cho vay nhà phát triển bất động sản lần lượt là 81.000 tỉ đồng và 18.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, ACB không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

5 ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất. Ảnh: FiinPro
5 ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất. Ảnh: FiinPro

Báo cáo từ FiinRatings cho thấy tính đến cuối năm 2022, 17 trong tổng số 28 ngân hàng được thống kê đang nắm giữ 187,7 nghìn tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Con số này tương đương gần 8 tỉ USD, giảm 13% so với cuối năm 2021. Số lượng ngân hàng đầu tư trái phiếu cuối năm 2022 giảm so với đầu năm do nhiều đơn vị đã loại bỏ toàn bộ trái phiếu đang nắm giữ như ABBank, Eximbank, PGBank, LienVietPostBank, Bản Việt Bank.

10/17 ngân hàng kể trên đã giảm một phần trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ trong năm 2022. Tuy nhiên, những cái tên đang sở hữu nhiều trái phiếu nhất không có sự thay đổi đáng kể so với cuối năm 2021.

Đáng chú ý, MBBank trở thành ngân hàng nắm giữ trái phiếu nhiều nhất hệ thống với hơn 43,6 nghìn tỉ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Nhà băng này hiện cũng là chủ nợ lớn nhất của Novaland. Dư nợ của Novaland tại MBB đạt gần 12.000 tỉ đồng, chiếm 2,6% tổng dư nợ của ngân hàng.

Trong khi nhiều ngân hàng đang tích cực cắt giảm khoản đầu tư vào trái phiếu do diễn biến thị trường không thuận lợi thì SHB lại đi ngược lại. Cụ thể, SHB tăng gấp đôi lượng trái phiếu nắm giữ so với đầu năm lên gần 13,2 nghìn tỉ đồng vào cuối năm 2022.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Thiếu minh bạch về việc sử dụng dòng vốn huy động từ trái phiếu

Gia Miêu - Quang Dân |

Tình trạng chậm trả nợ gốc và lãi trái phiếu của doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp diễn bởi khối lượng trái phiếu đáo hạn trong năm nay là rất lớn và hiệu quả sử dụng vốn lại không như kỳ vọng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Kẹt tiền, Novaland liên tục xin chậm thanh toán lô trái phiếu nghìn tỉ đồng

Đức Mạnh |

Do chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, Novaland đã phải thông báo chậm thanh toán lãi, gốc hai lô trái phiếu với tổng số tiền gần 1.080 tỉ đồng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Thiếu minh bạch về việc sử dụng dòng vốn huy động từ trái phiếu

Gia Miêu - Quang Dân |

Tình trạng chậm trả nợ gốc và lãi trái phiếu của doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp diễn bởi khối lượng trái phiếu đáo hạn trong năm nay là rất lớn và hiệu quả sử dụng vốn lại không như kỳ vọng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Kẹt tiền, Novaland liên tục xin chậm thanh toán lô trái phiếu nghìn tỉ đồng

Đức Mạnh |

Do chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, Novaland đã phải thông báo chậm thanh toán lãi, gốc hai lô trái phiếu với tổng số tiền gần 1.080 tỉ đồng.