Liều thuốc tăng “ sức đề kháng” cho doanh nghiệp hậu COVID-19

Hải Linh |

Để chống chọi và phục hồi trong khủng hoảng, yếu tố tiên quyết mà doanh nghiệp cần không phải là tiền. Theo các chuyên gia của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBSD), chìa khóa nằm ở 2 chữ quản trị.

Hai làn sóng COVID-19 đến dồn dập trong 8 tháng đầu năm 2020 đã khiến nhiều doanh nghiệp chao đảo. Tình thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nhìn nhận và đánh giá lại những giá trị, năng lực cốt lõi, chiến lược và mô hình kinh doanh của mình để thích ứng.

“ Khi đối diện với khủng hoảng ta mới biết cái gì đang bền và cái gì chưa vững. Trong rất nhiều năm, người ta nhầm tưởng rằng tăng trưởng liên tục là phát triển bền vững. Nó đúng một phần nhưng chưa đủ” - bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam nói tại hội thảo Quản trị doanh nghiệp bền vững trong một xã hội biến đổi vừa được tổ chức tại Hà Nội.

“Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại chúng ta chứng kiến thế giới thay đổi nhiều và nhanh như lúc này. Xã hội đang liên tục thay đổi, đòi hỏi mọi chính phủ, mọi nền kinh tế, mọi doanh nghiệp cũng phải không ngừng vận động, đổi mới để bắt kịp tốc độ thay đổi. Trong vòng quay đó, chỉ có duy nhất một hình thái phát triển được chấp nhận toàn cầu, đó là phát triển bền vững”, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định về tình hình hiện nay.

Tiền chưa đủ để tạo nên thịnh vượng bền vững

Theo Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh, “phát triển bền vững không chỉ có tăng trưởng về kinh tế mà còn bao gồm sự tương tác của doanh nghiệp với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”.

Chính những tương tác trên sẽ tạo nên sự tín nhiệm của các bên liên quan dành cho một doanh nghiệp. Sự tín nhiệm chính là nền tảng để doanh nghiệp ứng phó, phục hồi, phát triển hiệu quả trong và sau khủng hoảng.

Đồng tình với Chủ tịch Deloitte, “nữ tướng” PNJ Cao Thị Ngọc Dung nhấn mạnh, một doanh nghiệp bền vững phải gắn liền với sự phát triển của xã hội và môi trường chứ không chỉ chăm chăm chú trọng tài chính.

“Từ trước tới nay, phần lớn doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các chỉ số kinh tế. Như thế chưa đúng.

Qua đợt khủng hoảng vừa rồi, các doanh nghiệp ý thức rõ hơn bao giờ hết về phát triển bền vững. Nhưng làm thế nào để phát triển bền vững?” - bà Cao Thị Ngọc Dung đặt vấn đề và cho rằng lời giải nằm ở văn hóa doanh nghiệp.

“Môi trường bên ngoài luôn luôn biến đổi nhưng mình phải kiên tâm và gắn kết đội ngũ. Chúng tôi quan tâm trước tiên là con người. Yếu tố đầu tiên đó sẽ dẫn đến các giá trị và lợi ích khác” - Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung trải lòng.

“Muốn đi xa phải đi cùng nhau”

Chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về kinh nghiệm quản lý khủng hoảng do COVID-19 gây ra, Tổng giám đốc Nestle Việt Nam - ông Binu Jacob nhấn mạnh: “Muốn đi nhanh thì đi 1 mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Nếu cùng nhau thì rõ ràng chúng ta sẽ đối phó tốt hơn với COVID-19”.

Yếu tố đầu tiên giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, theo ông Binu Jacob là cơ cấu quản trị rõ ràng, phù hợp để đảm bảo ổn định. Kế đến là con người.

“Trong giai đoạn khó khăn mình càng phải coi trọng con người nhiều hơn”, Tổng giám đốc Nestle Việt Nam khẳng định.

Việc chú trọng nhân tố con người giúp doanh nghiệp duy trì được đội ngũ nhân tài, duy trì tổ chức và duy trì tác động xã hội. Đây là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp hưng thịnh.

Trong khủng hoảng COVID-19 vừa qua, Tổng giám đốc Nestle Việt Nam cho biết doanh nghiệp không hề cắt giảm nhân sự hay giảm lương mà còn tăng lương cho người lao động. Với 22.000 đối tác là các cửa hàng nhỏ, căng tin, quán ăn bị ảnh hưởng bởi COVID-19, Nestle Việt Nam hỗ trợ thay thế sản phẩm gần hết hạn bằng sản phẩm mới với giá ưu đãi.

Ông Binu Jacob cũng tiết lộ thêm, Nestle Việt Nam có riêng 1 ủy ban về phát triển bền vững họp hàng tuần chứ không phải đến khi COVID-19 bùng nổ mới nghĩ tới phát triển bền vững.

Hải Linh
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19 lần thứ 2: 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi

Phong Nguyễn |

Đây là cuộc khảo sát lần 3 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ thực hiện với gần 350 DN và 15 hiệp hội nhằm nhận diện rõ hơn các khó khăn của DN khi dịch bệnh bùng phát lần 2. Kết quả cho thấy, 20% DN cho biết đã phải tạm dừng hoạt động; 76% DN không cân đối được thu chi; 2% DN đã giải thể và chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Dịch COVID-19 lần 2: Nhiều doanh nghiệp nhỏ "giật gấu" không đủ "vá vai"

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam đã khiến 20% doanh nghiệp phá sản, người lao động lao đao vì giảm thu nhập.

Doanh nghiệp chật vật giữ công nhân thời COVID-19

NHẬT HỒ |

Hàng loạt doanh nghiệp đang gồng mình cầm cự sản xuất, kinh doanh vượt qua đại dịch COVID-19. Dù rất khó khăn, nhưng các doanh nghiệp vẫn giữ chân công nhân bởi hơn ai hết họ biết rằng cho công nhân nghỉ việc trong lúc này là đẩy họ vào khó khăn.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Dịch COVID-19 lần thứ 2: 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi

Phong Nguyễn |

Đây là cuộc khảo sát lần 3 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ thực hiện với gần 350 DN và 15 hiệp hội nhằm nhận diện rõ hơn các khó khăn của DN khi dịch bệnh bùng phát lần 2. Kết quả cho thấy, 20% DN cho biết đã phải tạm dừng hoạt động; 76% DN không cân đối được thu chi; 2% DN đã giải thể và chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Dịch COVID-19 lần 2: Nhiều doanh nghiệp nhỏ "giật gấu" không đủ "vá vai"

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam đã khiến 20% doanh nghiệp phá sản, người lao động lao đao vì giảm thu nhập.

Doanh nghiệp chật vật giữ công nhân thời COVID-19

NHẬT HỒ |

Hàng loạt doanh nghiệp đang gồng mình cầm cự sản xuất, kinh doanh vượt qua đại dịch COVID-19. Dù rất khó khăn, nhưng các doanh nghiệp vẫn giữ chân công nhân bởi hơn ai hết họ biết rằng cho công nhân nghỉ việc trong lúc này là đẩy họ vào khó khăn.