Lấy lại niềm tin thị trường trái phiếu doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Lãnh đạo Bộ Tài chính mới đây đánh giá, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã và đang bộc lộ một số rủi ro cần được nhìn nhận chính xác, hợp lý, đúng mức độ. Điều này nhằm hướng tới những giải pháp phù hợp, giúp thị trường phát triển đúng hướng, an toàn, bền vững.

Mới ở giai đoạn đầu 

Cụ thể, trao đổi với PV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ ra rằng, dù có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, nhưng thị trường TPDN ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển.

Trong quá trình đó, thị trường sẽ trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, khởi nguồn từ “lượng” và chuyển dần sang tăng về “chất”. Những sai phạm của một số cá nhân, tổ chức trên thị trường vừa qua là bài học quan trọng nhưng không đại diện cho toàn thị trường. Vì vậy, cần có giải pháp điều chỉnh, hướng thị trường phát triển lành mạnh hơn.

"Tôi cho rằng, ở bất kỳ một thị trường nào, bên cạnh sự quản lý của Nhà nước thông qua khung khổ pháp lý, giám sát, kiểm tra, xử lý sai phạm nghiêm minh thì quan trọng hơn hết vẫn là nhận thức, trách nhiệm và tính tuân thủ của các đối tượng tham gia thị trường" - ông Hồ Đức Phớc nói.

Theo bộ trưởng, trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là chủ thể phát hành. Doanh nghiệp phát hành về nguyên tắc phải là chủ thể chịu trách nhiệm toàn bộ về các đợt phát hành. Thống kê cho thấy, các ngân hàng đang nắm giữ tới 42% lượng TPDN riêng lẻ; kế đến là doanh nghiệp bất động sản với 29%…

Có thể thấy, hai nhóm chủ thể phát hành này đã chiếm tới 71% lượng trái phiếu riêng lẻ. Khi các chủ thể phát hành tuân thủ pháp lý cao, đề cao tính minh bạch, công bố thông tin đầy đủ và giữ chữ tín với nhà đầu tư, thanh toán đầy đủ, đúng hạn; nhà đầu tư hiểu biết pháp luật, cẩn trọng xem xét thì chắc chắn chất lượng phát triển của thị trường sẽ được nâng lên.

Về nhà đầu tư tham gia, quy định pháp lý đã nêu rõ, chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được phép tham gia đầu tư, giao dịch TPDN riêng lẻ. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy nhiều nhà đầu tư cố tình lách luật để mua TPDN, chỉ đề cao lãi suất mà phớt lờ việc đánh giá, thẩm định rủi ro trước khi mua.

Ngoài ra, trách nhiệm còn thuộc về các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Thực tế cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán, cũng như chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán.

Xây lại niềm tin

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng có nhận định, thị trường TPDN phát triển mạnh mẽ thời gian qua chủ yếu là TPDN phát hành riêng lẻ. Hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn kênh trái phiếu riêng lẻ, do yêu cầu đơn giản hơn. Ngược lại, kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng không được doanh nghiệp chú trọng vì thủ tục, yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn cao hơn.

Đây là thực tế chúng ta cần nhìn nhận để có các giải pháp chỉnh tiết hợp lý hơn. Thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rà soát pháp lý, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng.

Ông Hồ Đức Phớc khẳng định niềm tin đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường TPDN. Thị trường phát triển ổn định, hiệu quả, an toàn thì nhà đầu tư sẵn sàng tham gia và khi đó thị trường mới có sự phát triển bền vững bởi “cung vững - cầu chắc”.

"Thị trường TPDN vẫn rất tiềm năng và cần tạo điều kiện để phát triển an toàn, minh bạch, bền vững. Dù không đại diện cho toàn thị trường, nhưng những sai phạm trên thị trường riêng lẻ thời gian qua đúng là “con sâu làm rầu nồi canh”, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào kênh TPDN. Do vậy, việc lấy lại niềm tin cho thị trường cũng là trách nhiệm của nhiều cơ quan quản lý và các chủ thể tham gia thị trường" - ông Hồ Đức Phớc nói.

Hiện nay, dư nợ toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 15% GDP; trong đó, riêng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là 1,204 triệu tỉ đồng, tương đương 12,8% GDP. Trong khi đó, theo Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP.

Đối với các nước có thị trường vốn phát triển, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đều duy trì ở mức cao và riêng trong khu vực Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều một số nước như: Malaysia (56% GDP), Singapore (38% GDP), Thái Lan (25% GDP)…

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Bước ngoặt lớn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Lan Nhi |

Nghị định 65/2022/NĐ-CP mới đây vừa ban hành được coi là một bước ngoặt lớn giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp từng bước phát triển theo đúng định hướng, trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Cần xây dựng niềm tin thay vì siết chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, lòng tin quyết định sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, thay vì kiểm soát thật chặt để lọc bớt rủi ro thì chúng ta nên xây dựng niềm tin và các công cụ xử lý chúng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nỗi lo đáo hạn

Gia Miêu |

TPHCM - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với trạng thái thanh khoản sụt giảm, giá trị phát hành thấp trong nhiều tháng qua khi chờ đợi định hướng từ chính sách mới.

Bộ Tài chính: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn nhiều rủi ro

TRÍ MINH |

Ngày 20.7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký Công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bước ngoặt lớn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Lan Nhi |

Nghị định 65/2022/NĐ-CP mới đây vừa ban hành được coi là một bước ngoặt lớn giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp từng bước phát triển theo đúng định hướng, trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Cần xây dựng niềm tin thay vì siết chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, lòng tin quyết định sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, thay vì kiểm soát thật chặt để lọc bớt rủi ro thì chúng ta nên xây dựng niềm tin và các công cụ xử lý chúng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nỗi lo đáo hạn

Gia Miêu |

TPHCM - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với trạng thái thanh khoản sụt giảm, giá trị phát hành thấp trong nhiều tháng qua khi chờ đợi định hướng từ chính sách mới.

Bộ Tài chính: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn nhiều rủi ro

TRÍ MINH |

Ngày 20.7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký Công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).