Làng Phú Thượng đỏ lửa làm cơm rượu nếp dịp Tết Đoan Ngọ

Nguyễn Thúy |

Cận Tết Đoan Ngọ, các hộ dân ở làng xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) tất bật ngày đêm chuẩn bị cơm rượu nếp để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ, thường diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch.

Rượu được ủ lớp men. Ảnh: Nguyễn Thúy

Như thường lệ, vào Tết Đoan Ngọ, cơm rượu nếp lại trở thành món ăn được nhiều người săn đón bởi có thể diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể. Cơm nếp nồng trộn với men cay của rượu có tác dụng loại bỏ các loài ký sinh gây hại. Chính vì vậy, những ngày này người dân làng Phú Thượng lại tất bật nấu và ủ cơm rượu nếp.

Gạo nếp cái hoa vàng sẽ được xôi 2 lần. Ảnh: Nguyễn Thúy
Gạo nếp cái hoa vàng sẽ được xôi 2 lần. Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo bà Nguyễn Thị Thương Huyền (58 tuổi) - người có kinh nghiệm 30 năm làm cơm rượu nếp - cho biết, năm nay do thời tiết nóng, cơm rượu nếp dễ lên men nên bà nấu muộn hơn mọi năm.

“Cơm rượu được làm từ gạo nếp ủ men và đường nên có tính ấm. Thời tiết nắng nóng như mấy hôm nay, khâu ủ men là quan trọng nhất vì không cẩn thận là rượu hỏng sạch. Thường từ lúc ủ đến khi được rượu mất 1 - 2 ngày. Nếu quá, rượu sẽ cay và không ngon”, bà Huyền nói.

Gạo sau khi nấu chín được rải mỏng cho nguội. Ảnh: Nguyễn Thúy

Cũng theo bà Huyền, gạo được chọn làm cơm rượu nếp là nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm. Sau đó sẽ ngâm trong nước từ 4-6 tiếng. Với gạo cơm nếp trắng thì đồ xôi hai lần còn gạo nếp cẩm nấu thành cơm vì hạt gạo cứng hơn.

Sau đó rải mỏng tất cả ra mâm, để nguội rồi giã men, rây men và ủ trong lá sen từ 2-3 ngày là được. Thành phẩm mỗi cân gạo sẽ làm được khoảng 1,5-1,7 kg cơm rượu nếp.

Gạo nếp cẩm cứng hơn nên nấu thành cơm cho hạt gạo mềm. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tương tự, tại hộ gia đình của bà Đặng Thị Bảy những ngày này cũng thuê thêm 4-5 người làm ngày làm đêm như vo gạo, thổi xôi,… để kịp cung ứng ra thị trường.

Công đoạn vo gạo được làm tỉ mỉ. Ảnh: Nguyễn Thúy
Công đoạn vo gạo được làm tỉ mỉ. Ảnh: Nguyễn Thúy

“Cách làm rượu nếp thì ai cũng biết, nhưng để làm được rượu nếp ngon thì không phải ai cũng làm được, nếu không sượng thì cũng nát cay. Chính vì vậy dù thuê người nhưng phần vào men những người trong nhà vẫn đảm nhiệm”, bà Bảy nói.

Cơm rượu được ủ trong lá sen từ 2-3 ngày. Ảnh: Nguyễn Thúy
Cơm rượu được ủ trong lá sen từ 2-3 ngày. Ảnh: Nguyễn Thúy

Cũng theo bà Bảy, năm nay gia đình bà nhận đặt khoảng vài tạ cơm rượu nếp, giá nếp cái là 50.000 – 70.000 đồng/kg, loại nếp cẩm thì đắt hơn khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg.

Giá cơm rượu từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, tùy loại. Ảnh: Nguyễn Thúy
Giá cơm rượu từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, tùy loại. Ảnh: Nguyễn Thúy

“Mức giá sẽ nhỉnh hơn các nơi khác là bởi rượu nhà tôi làm là hàng thật, thay vì trộn đường như các hàng bán đại trà. Để rượu ngọt, có người sẽ trộn đường vào. Cân lên là 1 kg rượu, nhưng thực chất phần cái chỉ được 6-7 lạng, còn lại là nước đường. Người mua cứ mua, tưởng rẻ mà hóa đắt”, bà Bảy nói.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Mộc Anh |

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Làng bánh ú tro hiếm hoi ở TP Hồ Chí Minh tất bật đón Tết Đoan Ngọ

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Mỗi năm một lần, dịp Tết Đoan Ngọ (5.5 Âm lịch), làng bánh ú tro có tuổi đời hơn 50 năm trên đường Phạm Thế Hiển (Quận 8, TP Hồ Chí Minh) lại nhộn nhịp. Từ 30.4 Âm lịch, những lò bánh ú ở đây đã đông đúc nhân công, mỗi người mỗi việc liên tay không ngừng nghỉ.

Xóm bánh ú giữa lòng TPHCM tất bật trước ngày Tết Đoan Ngọ

YẾN NHI |

Cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm, xóm nhỏ nằm trên đường Phạm Thế Hiển, phường 5, Quận 8, TPHCM tất bật chuẩn bị làm bánh ú tro.

Đại biểu Quốc hội đề nghị phải quy định thẩm quyền, phạm vi thu hồi đất

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Lê Hữu Trí đề nghị, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thẩm quyền, mục đích phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể của việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Điều chỉnh phân công nhiệm vụ của 2 Phó Thủ tướng Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều chỉnh phân công nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Grab Việt Nam có vốn góp 20 tỉ đồng, lỗ luỹ kế hơn 4.000 tỉ đồng

Quang Dân |

Tính đến cuối năm 2022, vốn góp của Grab Việt Nam vỏn vẹn 20 tỉ đồng, thế nhưng do doanh nghiệp đang gánh khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 4.037 tỉ đồng, khiến vốn chủ sở hữu tại ngày 31.12.2022 âm gần 4.017 tỉ đồng.

Đề nghị bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, chưa tương thích với Luật Nhà ở để tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho công nhân.

Cất bằng đại học, chọn làm công nhân để có việc làm ngay

Lương Hà |

Sau khi tốt nghiệp đại học, để có việc làm ngay với thu nhập hàng tháng và không phụ thuộc vào bố mẹ, nhiều người trẻ lựa chọn cất bằng, xin làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Hải Dương.

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Mộc Anh |

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Làng bánh ú tro hiếm hoi ở TP Hồ Chí Minh tất bật đón Tết Đoan Ngọ

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Mỗi năm một lần, dịp Tết Đoan Ngọ (5.5 Âm lịch), làng bánh ú tro có tuổi đời hơn 50 năm trên đường Phạm Thế Hiển (Quận 8, TP Hồ Chí Minh) lại nhộn nhịp. Từ 30.4 Âm lịch, những lò bánh ú ở đây đã đông đúc nhân công, mỗi người mỗi việc liên tay không ngừng nghỉ.

Xóm bánh ú giữa lòng TPHCM tất bật trước ngày Tết Đoan Ngọ

YẾN NHI |

Cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm, xóm nhỏ nằm trên đường Phạm Thế Hiển, phường 5, Quận 8, TPHCM tất bật chuẩn bị làm bánh ú tro.