Lạm phát cao có thể dẫn đến tiếp tục tăng lãi suất điều hành

TRÍ MINH |

Cơ quan quản lý tiền tệ cho hay, ưu tiên số 1 hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này buộc phải tăng lãi suất để ổn định giá trị đồng tiền. Những tác động đến lãi suất cho vay cũng sẽ diễn ra đồng thời.

Đồng loạt tăng lãi suất

Không thể đứng ngoài, cho đến ngày 28.9, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn là Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV đã tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn. Diễn biến "cuộc đua" lãi suất giữa các tổ chức tín dụng được dự báo sẽ tiếp tục sôi động từ nay đến cuối năm.

Theo đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã nâng lãi suất huy động áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,4%/năm. Ở các kỳ hạn 6 và 9 tháng, lãi suất ở mức 4,7%/năm và 4,8%/năm. Còn kỳ hạn 1 tháng, lãi suất ở mức 4,1%/năm, 3 tháng ở mức 4,4%/năm.

Còn tại Agribank, ngân hàng này đã tăng lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng lên 4,1%/năm, kỳ hạn 3 - 5 tháng ở mức 4,4%/năm.

Đồng thời, tiền gửi không kỳ hạn cũng được nâng lên mức 0,3%/năm. Tại kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Agribank cũng nâng mạnh lãi suất lên mức 6,4%/năm, cùng tăng 0,8%/năm.

Ngân hàng VietinBank cũng tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng lãi suất ở mức 4,1%/năm. Bên cạnh đó, các kỳ hạn từ 12 đến trên 36 tháng lãi suất cũng được nâng thêm 0,8%/năm, lên 6,4%/năm.

Trong khi đó, ngân hàng Vietcombank, với hình thức gửi tại quầy, các kỳ hạn 1 - 3 tháng được ngân hàng tăng 1 điểm % lên 4,1 - 4,4%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng 0,8 điểm % lên 6,4%/năm và các kỳ hạn 24 tháng trở lên được điều chỉnh tăng 1 điểm %, hiện cùng ở mức 6,4%/năm.

Trước đó, nhiều ngân hàng thương mại đã áp dụng biểu lãi suất huy động mới sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng loạt lãi suất điều hành. Như tại ACB, lãi suất tại kỳ hạn 1-5 tháng tăng thêm 1%/năm lên mức 5%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ hay SCB đã tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên tối đa 0,5%/năm...

Công cụ để kiểm soát

Đánh giá mới đây từ các chuyên gia của Công ty CTCP Chứng khoán SSI, động thái nâng loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước diễn ra ngay sau khi FED nâng lãi suất điều hành trong kỳ họp tháng 9 và tương đồng với xu hướng của các ngân hàng trung ương khác.

"Tuy việc tăng lãi suất này không gây quá nhiều bất ngờ cho thị trường, mức tăng 100 điểm cơ bản trong 1 lần được đánh giá là tương đối lớn so với các quyết định trước đó của Ngân hàng Nhà nước và so với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất nghiêng nhiều về hướng duy trì môi trường ổn đỉnh tỉ giá.

Chúng tôi cho rằng, dư địa Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục tăng lãi suất điều hành là có khi lạm phát có thể sẽ cao hơn giai đoạn trước COVID-19, trong khi đó mặt bằng lãi suất vẫn thấp hơn mức trước COVID-19" - chuyên gia của SSI đánh giá.

Liên quan đến lãi suất cho vay, theo chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế tăng lên đã diễn ra từ trước, quyết định nâng lãi suất điều hành là một hành động theo sau, hàm ý rằng không thể đối phó với áp lực bên ngoài nếu không tăng lãi suất điều hành. Tác động lan truyền đến lãi suất cho vay đã diễn ra từ trước đó, chỉ có điều sắp tới lãi suất cho vay sẽ tăng mạnh hơn giai đoạn vừa rồi.

Mức kỳ vọng của VDSC đối với mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế của các doanh nghiệp là mức trước đại dịch xảy ra, trên cơ sở kết hợp với yếu tố nhu cầu vốn tín dụng đang cao trong khi cung thì bị siết bởi hạn mức tín dụng.

Theo phía Ngân hàng Nhà nước cho hay, ưu tiên số một hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, cơ quan này buộc phải tăng lãi suất để ổn định giá trị đồng tiền.

Cơ quan điều hành tiền tệ cho biết, hiện các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện 257 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu để đối phó với lạm phát. Điều này gây áp lực rất lớn lên tâm lý nhà đầu tư, dòng vốn rút ra tạo áp lực mất giá lớn đối với đồng tiền của các quốc gia mới nổi (trong đó có Việt Nam). Nếu không tăng lãi suất, để đồng Việt Nam mất giá thì sẽ khiến giá nhập khẩu đắt hơn, làm tăng giá cả hàng hóa trong nước, như vậy sẽ đẩy lạm phát tăng cao.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Sau Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất ứng phó lạm phát

Thanh Hà |

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng nghiệp khắp thế giới đang nỗ lực đánh bại lạm phát thông qua việc tăng lãi suất nhanh chóng.

Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát sau khi FED tăng lãi suất

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 22.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô. Trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất tác động tới các nền kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới

Theo Chinhphu.vn |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16.9.2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Sau Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất ứng phó lạm phát

Thanh Hà |

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng nghiệp khắp thế giới đang nỗ lực đánh bại lạm phát thông qua việc tăng lãi suất nhanh chóng.

Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát sau khi FED tăng lãi suất

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 22.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô. Trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất tác động tới các nền kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới

Theo Chinhphu.vn |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16.9.2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.