Làm gì để biến “nguy” thành “cơ” cho gạo Việt thời dịch COVID-19?

Lục Tùng |

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, để biến “nguy” dịch COVID thành “cơ” cho gạo Việt vươn lên lập lại thị trường lúa gạo thế giới mới, cần thực hiện hai việc tối quan trọng.

Vượt trội, nhưng...

“Những lần công tác nước ngoài, tôi được nhiều nhà khoa học, nhà nhập khẩu gạo thế giới bày tỏ ngưỡng mộ về gạo Việt. Không chỉ lập bước tiến thần kỳ từ quốc gia thiếu đói đã nhanh chóng vươn lên cường quốc về xuất, mà còn phát triển vượt bậc về chất lượng”- GS.TS Võ Tòng Xuân chia sẻ.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, gạo Việt hoàn toàn có cơ hội biến nguy dịch COVID-19 thành cơ hội xuất khẩu. Ảnh: Lục Tùng
GS.TS Võ Tòng Xuân.Ảnh: Lục Tùng

Đó là việc nghiên cứu ra giống lúa ngắn ngày cho gạo dẻo có mùi thơm. Tuy nhiên, theo GS Xuân, trái với sự ngưỡng mộ thành tích, thực tế nhiều nhà nhập khẩu chưa mạnh dạn ký hợp đồng, thậm chí là ngại mua gạo trực tiếp từ Việt Nam. Đây là nguyên nhân khiến gạo Việt chưa có mặt nhiều tại các thị trường cao cấp mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng gạo Việt Nam thiếu đồng đều.

“Anh Trần Đức, nhà cung ứng gạo ở Mỹ, có lần than phiền với tôi về gạo Việt không thiếu đồng bộ giữa các lô hàng, mà ngay cùng một bao gạo cũng có quá nhiều chủng loại”- GS Xuân chia sẻ.

Nông dân chỉ trồng 1 giống lúa. Ảnh: Lục Tùng
Nông dân chỉ trồng 1 giống lúa. Ảnh: Lục Tùng

Bên cạnh đó, nhiều nhà nhập khẩu cũng than phiền doanh nghiệp Việt Nam thường rất “chậm trễ” trong việc chia sẻ trách nhiệm khi lô hàng có sự cố. “Vì thế, thường họ mua qua trung gian để giảm thiểu rủi ro, và tất nhiên là giá ở mức rất thấp”- GS Xuân tiếc nuối. Đó là lý do vì sao cây lúa Việt nổi tiếng, nhưng gạo Việt chưa có vị thế cao như Thái Lan và Ấn Độ.

Biến “nguy” thành “cơ”

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thị phần gạo thế giới xuất hiện cục diện mới. Với tâm lý phòng xa, nhiều quốc gia đẩy mạnh dự trữ lương thực, trong đó có gạo. Trong khi đó, do ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề, năm 2021 và có thể lâu hơn, Thái Lan, Ấn Độ khó duy trì, khôi phục trồng lúa như trước.

Nhưng kiểu thu gom như hiện nay đã trộn tất cả các giống vào chung. Ảnh: Lục Tùng
Kiểu thu gom như hiện nay đã trộn nhiều giống thành một. Ảnh: Lục Tùng

“Đây là cơ hội để gạo Việt thiết lập lại thị phần và giá bán mới nếu giải quyết được 2 việc tối quan trọng: Củng cố uy tín sản phẩm và nâng chất lượng kinh doanh”- GS Xuân nhấn mạnh. Trong đó, quan trọng nhất là làm cho thế giới tin tưởng hơn về gạo Việt.

Để làm được điều này, bên cạnh việc tuyên truyền cho nhà nông hiểu và làm theo các quy tắc khoa học như bón phân cân đối, sử dụng thuốc 4 đúng..., các nhà quản lý cần nhanh chóng siết chặt quản lý nông dược, từng bước đưa nông dân chuyển từ sử dụng phân bón, thuốc có nguồn gốc hóa học, sang chế phẩm sinh học.

Vì thế khi xuất khẩu, gạo Việt chất lượng không đồng đều. Ảnh: Lục Tùng
...Nên gạo Việt khó đồng đều. Ảnh: Lục Tùng

“Việc bón cân đối lượng đạm trong trồng lúa không chỉ giảm giá thành sản xuất cho nhà nông mà nối nhịp cầu làm sáng thương hiệu Việt Nam ra thế giới như quốc gia có trách nhiệm chia sẻ về giảm khí thải”- GS Xuân nhấn mạnh. Với tập quán lạm dụng bón phân đạm như hiện nay, cây lúa chỉ hấp thu khoảng 40-50%, số còn lại không chỉ lấy đi lợi nhuận nhà nông, mà còn lấy đi sự trong lành của môi trường. Bởi đạm này bay hơi sẽ phát ra khí thải mạnh gấp 310 lần so với CO2, đơn vị tính về tác động Biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành cơ chế, tạo sân chơi bình đẳng để các doanh nghiệp năng động tham gia xuất khẩu gạo. Sự năng động của các doanh nghiệp sẽ tạo cầu nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài, để từ đó chủ động đặt hàng nông dân trồng lúa đúng nhu cầu từng thị trường từ thời gian cho đến chủng loại, phẩm chất gạo...

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Gạo Việt "ngon nhất thế giới" chật vật đi đòi thương hiệu

Cường Ngô |

Khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, nguy cơ các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu ngày càng cao. Nhiều vụ việc “kinh điển” vẫn thường được các doanh nghiệp đề cập tới như những bài học về hậu quả của việc chưa nhận thức đầy đủ và lơ là trong bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt cả hai mục tiêu lớn

Anh Tuấn |

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỉ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Hai mục tiêu lớn: vừa đảm bảo đảm an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo đều được thực hiện thành công.

Kỳ vọng lặp lại kỳ tích gạo Việt trong năm 2021

Phong Nguyễn |

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - doanh nhân Đỗ Hà Nam, năm 2020 là năm Việt Nam thành công trong xuất khẩu lúa gạo. Mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị kim ngạch lại tăng cao. Xu hướng xuất khẩu gạo phẩm cấp cao đang đóng vai trò quan trọng và nâng tầm gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Gạo Việt "ngon nhất thế giới" chật vật đi đòi thương hiệu

Cường Ngô |

Khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, nguy cơ các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu ngày càng cao. Nhiều vụ việc “kinh điển” vẫn thường được các doanh nghiệp đề cập tới như những bài học về hậu quả của việc chưa nhận thức đầy đủ và lơ là trong bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt cả hai mục tiêu lớn

Anh Tuấn |

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỉ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Hai mục tiêu lớn: vừa đảm bảo đảm an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo đều được thực hiện thành công.

Kỳ vọng lặp lại kỳ tích gạo Việt trong năm 2021

Phong Nguyễn |

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - doanh nhân Đỗ Hà Nam, năm 2020 là năm Việt Nam thành công trong xuất khẩu lúa gạo. Mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị kim ngạch lại tăng cao. Xu hướng xuất khẩu gạo phẩm cấp cao đang đóng vai trò quan trọng và nâng tầm gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.