Kinh tế thế giới thay đổi thế nào sau 1 tháng chiến sự Nga - Ukraina

Đức Mạnh |

Tròn 1 tháng kể từ khi chiến sự Nga - Ukraina nổ ra vào ngày 24.2. Trên chiến trường, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt. Còn trên mặt trận kinh tế, tổn thất tính bằng hàng loạt lệnh trừng phạt có tác động như hiệu ứng Domino, lan toả chưa thấy điểm dừng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các chủ nợ lớn khác trên toàn cầu mới đây đã đưa ra cảnh báo về tác động kinh tế sâu rộng từ căng thẳng Nga - Ukraina.

Đuối sức sau COVID-19, kinh tế thế giới đang "tập tễnh" phục hồi thì lại phải đối mặt hàng loạt hệ luỵ từ cuộc chiến Nga- Ukraina.

Giá vàng liên tục phá đỉnh

Kim loại quý là mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao trước mỗi biến động của kinh tế và địa chính trị. Xung đột Nga - Ukraina lập tức đẩy giá vàng phi thẳng lên mốc 2.049 USD/ounce, tăng 7,7% chỉ trong nửa tháng.


Diễn biến của giá vàng sau xung đột Nga - Ukraine. A
Diễn biến của giá vàng sau xung đột Nga - Ukraina. Ảnh chụp màn hình.

Gián đoạn nguồn cung năng lượng

Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu đứng thứ hai thế giới sau Saudi Arabia với khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu.

Từ khi căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu đã Brent liên tục tăng phi mã lên đỉnh lịch sử 133 USD/thùng. Dầu WTI chạm mốc 128 USD/thùng vào 8.3.

Diễn biến của giá dầu Brent trong 1 tháng qua. Ảnh chụp màn hình
Diễn biến của giá dầu Brent trong 1 tháng qua. Ảnh chụp màn hình.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga. Tiếp bước Mỹ, Anh cũng tuyên bố tương tự.

EU đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề này do họ quá phụ thuộc vào nguồn cung từ Moscow trong hàng chục năm qua. Theo đó, 27% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí đốt tiêu dùng tại Châu Âu là nhập khẩu từ Nga. Riêng Đức nhập tới 55% lượng khí đốt tự nhiên, 52% lượng than và 34% dầu từ Nga.

Đáp trả, Moscow cảnh báo rằng nếu động thái này xảy ra, giá dầu thế giới có thể tăng lên gấp gần 5 lần hiện tại.

Phương Tây hiện vẫn cố gắng vận động Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) tăng sản lượng hằng ngày để kéo giá dầu xuống. Nhưng cho đến nay, nỗ lực này vẫn vô ích.

Giá khí đốt ở châu Âu tăng lên mức kỷ lục và giá dầu duy trì trên 100 USD/thùng đang "bào mòn" ví tiền từ doanh nghiệp đến từng người dân, nhất là tại lục địa già.

Ảnh: AFP
Theo trang cơ sở dữ liệu Castellum.ai, Nga đã vượt qua Iran để trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất toàn cầu. Ảnh: AFP

Hiệu ứng Domino lan tới mảng lương thực, thực phẩm 

Giá dầu tăng kéo theo giá cước vận chuyển tăng rồi giá lương thực, thực phẩm tăng theo. Chiến sự Nga - Ukraina đang minh chứng rõ ràng hiệu ứng Domino lên toàn cầu.

Nga và Ukraina hiện chịu trách nhiệm gần 30% tổng sản lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Ukraina chiếm khoảng 90% xuất khẩu hướng dương. Ngô và lúa mạch cũng đến từ hai nước này với số lượng đáng kể.

Các lệnh trừng phạt nhắm vào ngân hàng và tổ chức tài chính của Nga khiến nước này không thể xuất khẩu lương thực. Trong khi đó, nguồn cung từ Ukraina cũng bị gián đoạn nghiêm trọng. Nga đã chặn Biển Đen. Ukraina cũng không đủ tàu để vận chuyển lương thực qua đường bộ.

Kết quả, giá ngô và lúa mạch đã tăng lần lượt 36% và 82%.

 
Các nước hiện đang gấp rút lùng sục tìm nguồn cung lúa mỳ thay thế. Ảnh: AFP

Chưa dừng lại ở đó, thị trường phân bón tiếp tục bị "gõ cửa".

Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 15% nguồn cung toàn cầu. Trong tháng này, ngay vào thời điểm những nông dân trên khắp thế giới chuẩn bị gieo trồng, Nga yêu cầu các nhà sản xuất phân bón ngừng xuất khẩu. Các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga cũng khiến những giao dịch mua bán phân bón trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó, giá các kim loại như niken, đồng, bạch kim và palladium đang tăng chóng mặt.

“Bóng ma" lạm phát

Giá cả mọi loại nhiên liệu đến hàng hoá liên tục tăng cao trong khi kinh tế đang hồi phục sau COVID-19. Các ngân hàng trung ương sẽ phải đau đầu với thách thức kép - vừa kiểm soát giá cả, vừa phát triển kinh tế.

Trong tháng đầu tiên khi chiến sự nổ ra, lạm phát trên toàn Liên minh Châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục tới 6,2%. Phần lớn do chi phí năng lượng tăng cao.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ GDP toàn cầu trong năm nay xuống 3,5% từ mức 4,5% đưa ra trước đó, đồng thời lạm phát toàn cầu sẽ đạt mức 7,5%.

Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Chuyên gia kinh tế cho biết, với mức CPI dự báo bình quân 3 tháng đầu năm ở mức 2 - 2,1%. Việc đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4% trong năm 2022 là rất khó. Trừ khi căng thẳng địa chính trị sớm được xoa dịu và giá dầu thế giới hạ nhiệt thì tình hình mới có thể cải thiện.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế Việt Nam

Cường Ngô |

Trao đổi với Báo Lao Động, lãnh đạo Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, xung đột Nga - Ukraine gây ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và tiêu cực, trước mắt và lâu dài tới kinh tế, thương mại, tài chính, tới chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của thế giới cũng như Việt Nam.

Giá vàng và ngoại tệ: Nga - Ukraine đàm phán, giá vàng tăng nóng bỏng tay

Nhóm PV |

Các cuộc đàm phán giữa Nga - Ukraine chưa ngã ngũ và các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục. Phản ứng trước thông tin này, giá vàng thế giới lập tức tăng nóng lên 1.944 USD/ounce. Đồng đô la Mỹ tiếp tục củng cố sức mạnh. Chỉ số USD Index đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng lên 97,740 điểm.

Chiến sự Nga - Ukraine leo thang, giá USD, giá vàng tăng mạnh, lực mua ồ ạt

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD tăng mạnh trong khi đồng Euro rớt thảm chạm đáy 21 tháng. Giá vàng tăng cao.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế Việt Nam

Cường Ngô |

Trao đổi với Báo Lao Động, lãnh đạo Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, xung đột Nga - Ukraine gây ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và tiêu cực, trước mắt và lâu dài tới kinh tế, thương mại, tài chính, tới chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của thế giới cũng như Việt Nam.

Giá vàng và ngoại tệ: Nga - Ukraine đàm phán, giá vàng tăng nóng bỏng tay

Nhóm PV |

Các cuộc đàm phán giữa Nga - Ukraine chưa ngã ngũ và các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục. Phản ứng trước thông tin này, giá vàng thế giới lập tức tăng nóng lên 1.944 USD/ounce. Đồng đô la Mỹ tiếp tục củng cố sức mạnh. Chỉ số USD Index đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng lên 97,740 điểm.

Chiến sự Nga - Ukraine leo thang, giá USD, giá vàng tăng mạnh, lực mua ồ ạt

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD tăng mạnh trong khi đồng Euro rớt thảm chạm đáy 21 tháng. Giá vàng tăng cao.