“Kinh đô bánh kẹo nhái” La Phù nhộn nhịp vào mùa phục vụ tết

Đặng Chung - Sơn Tùng |

Những ngày này, xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) như không ngủ, người xe ra vào tấp nập. Tại đây, cơ man kẹo, từ “hàng đắt”, “hàng rẻ”, “hàng công ty”, “hàng gia công” theo cách gọi của dân buôn, đều có giá rẻ đến bất ngờ, được chất chồng lên các xe tải, tỏa đi đủ hướng để phục vụ bà con dịp tết.

Lạc vào "ma trận" hàng nhái

Từ mờ sáng, con đường liên xã dẫn vào La Phù đã nhộn nhịp, đông nghẹt xe cộ. Hàng dài xe tải nhích từng tí. Những chiếc xe máy chất đầy thùng carton cao quá đầu người, bấm còi inh ỏi, cố lách lên để kịp chở hàng đến các điểm tập kết.

Đầu thôn tới cuối xóm ở La Phù, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh các cửa hàng ăm ắp bánh kẹo, mứt tết đa chủng loại, màu sắc. Người người hối hả, các kho hàng liên tục đầy lại vơi.

Trong vai một dân buôn đến nhập hàng với số lượng lớn để về làm giỏ quà tết, phóng viên được một chủ cửa hàng ăn uống tên Hương dẫn đến tham quan một số đại lý bánh kẹo tại La Phù, với lời hứa nếu mua được hàng phải chia phần trăm cho bà.
 
Bánh kẹo ở La Phù có tên gọi và mẫu mã na ná như các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng.

Đi theo người này vào xã, chúng tôi choáng ngợp khi nhìn những kho chứa bánh kẹo khổng lồ của các nhà dân nơi đây. Thật khó để tìm ra ở La Phù những khoảnh khắc yên bình hay một nét đẹp rêu phong cổ kính như những làng quê khác. Bởi chỉ có tiếng xe, tiếng người gọi nhau í ới và tiếng các dây chuyên sản xuất bánh kẹo chạy ầm ầm.

“Năm nào cũng thế, tầm này, cả làng, cả xã La Phù huy động hết nhân công, vật lực để sản xuất. Bánh kẹo ở đây vừa rẻ, mẫu mã lại đẹp, đa dạng nên thương lái chuộng lắm. Sản xuất còn không kịp để bán” – người dắt mối đon đả. Vừa nói bà vừa chỉ tay về phía hàng dài xe tải nối đuôi nhau đến cân bánh kẹo của một chủ đại lý có tên Bích. Các xe "ăn hàng" đeo biển số từ Hưng Yên, Bắc Ninh đến Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Lai Châu… Xe này chất đầy, tỏa ra các tỉnh thì xe kia lại tới.

Khi chúng tôi thắc mắc về khái niệm “hàng chuẩn”, “hàng gia công”, hai vợ chồng người chủ đại lý thay nhau nói: Hàng chuẩn là do các thương hiệu có tiếng sản xuất, còn hàng gia công được sản xuất ở ngay các xưởng trong xã, chất lượng cũng như thế nhưng giá rẻ hơn nhiều.

 
 Bánh kẹo ở La Phù được bán theo cân, theo thùng. 
 
 Và có tên na ná các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài hoặc trong nước.

Để minh họa cho lời mình nói, bà chủ đưa cho khách xem hộp bánh có tên Goonte, hộp thiếc trông đẹp mắt gần giống với bánh Goute của Orion. Rồi đến loại có tên ChocoPia, hình thức gần giống với hộp bánh ChocoPie. Cùng một loạt các loại bánh kẹo có tên gọi na ná các sản phẩm của thương thiệu nổi tiếng: Custar, Custard (nhái của Custas), Oriion (Orion), Oshi (nhái của Oishi)… Nếu người mua không tinh mắt thì khó phát hiện đâu là hàng “xịn”, đâu là hàng gia công như cách gọi của người dân La Phù.

“Kẹo nhái” giá siêu rẻ

Một lý do khiến hàng hóa ở La Phù được nhiều dân buôn ưa chuộng vì có giá cực “bèo”. Chẳng hạn, bánh quy bơ giá chỉ 8.500 đồng/hộp. Loại bánh Custard, Chocopia bán với giá 280.000 đồng/thùng 20 hộp (khoảng 14.000 đồng/hộp), trong khi giá bán của thương hiệu Custas trên thị trường dao động ở khoảng 50.000 đồng/hộp.

Những loại bim bim, quẩy, kẹo cân giá cũng rẻ bất ngờ, chưa đến 10.000 đồng/kg. Khi được hỏi về nguồn gốc của những loại hàng này, chúng tôi nhận được câu trả lời: Đây là hàng nội địa, “made in Laphu”, không tốn công vận chuyển nên giá rẻ.

Tham quan những đại lý khác, vẫn là các thùng carton chất đầy những hộp kẹo có tên gọi na ná những thương hiệu nổi tiếng. Trên hộp bánh thường ghi tắt tên nhà sản xuất, hoặc ghi chung chung như: Sản xuất tại Bình Dương (Việt Nam), Hà Đông (Hà Nội) hay Thường Tín (Hà Nội)…

Có điều, không ai kiểm chứng được nguồn gốc xuất xứ của những loại hàng hóa này. Tận mắt phóng viên chứng kiến, ngoài những thùng carton ghi tiếng Việt, còn có rất nhiều thùng hàng phía ngoài toàn chữ Trung Quốc, hoặc những bao tải bánh quy, kẹo được công nhân vác tít sâu vào các xưởng để “phù phép”. Nhưng vì giá rẻ, những mặt hàng của La Phù vẫn được ưa chuộng và tỏa về khắp các vùng nông thôn, khu vực miền núi, rồi đến tay người tiêu dùng.

(Còn tiếp: Rút ruột hàng xịn, độn hàng dỏm để lừa người tiêu dùng)
Đặng Chung - Sơn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Cuộc chiến thực phẩm bẩn còn nhiều bất cập

MINH HẠNH |

Trước thực trạng thực phẩm bẩn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về vệ sinh an toàn thực phẩm đã thành lập 6 đoàn liên ngành để kiểm tra tại 12 địa phương. Nhưng hiện thực phẩm bẩn vẫn đang lộng hành, tiềm ẩn nguy cơ đầu độc người tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán cận kề.

Phật thủ Đắc Sở quả đẹp long lanh năm nay chỉ đếm trên đầu ngón tay

Linh Trang - ĐP |

Hơn chục năm gắn bó với nghề trồng phật thủ nhưng chưa khi nào, nông dân Yên Sở, Đắc Sở vất vả với nghề này như năm 2017.

Dân làng Diễn dựng hàng rào thép gai, thức trông thâu đêm đề phòng "bưởi tặc"

Anh Phú - Linh Trang - Hồng Quân |

Mùa thu hoạch đến, cũng là lúc người dân trồng bưởi Diễn phải túc trực 24/24 để bảo vệ thành quả cả năm vun trồng, chăm sóc.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Thêm trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Báo Lao Động tiếp tục cập nhật danh sách các trường đại học công bố xét học bạ và xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT trong mùa tuyển sinh năm 2023.

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

CSGT chi viện cho các trung tâm đăng kiểm trong thời gian bao lâu?

Anh Tuấn |

Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), loạt giải pháp đang được cơ quan chức năng rốt ráo triển khai để chấm dứt việc xe xếp hàng chờ đăng kiểm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Cuộc chiến thực phẩm bẩn còn nhiều bất cập

MINH HẠNH |

Trước thực trạng thực phẩm bẩn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về vệ sinh an toàn thực phẩm đã thành lập 6 đoàn liên ngành để kiểm tra tại 12 địa phương. Nhưng hiện thực phẩm bẩn vẫn đang lộng hành, tiềm ẩn nguy cơ đầu độc người tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán cận kề.

Phật thủ Đắc Sở quả đẹp long lanh năm nay chỉ đếm trên đầu ngón tay

Linh Trang - ĐP |

Hơn chục năm gắn bó với nghề trồng phật thủ nhưng chưa khi nào, nông dân Yên Sở, Đắc Sở vất vả với nghề này như năm 2017.

Dân làng Diễn dựng hàng rào thép gai, thức trông thâu đêm đề phòng "bưởi tặc"

Anh Phú - Linh Trang - Hồng Quân |

Mùa thu hoạch đến, cũng là lúc người dân trồng bưởi Diễn phải túc trực 24/24 để bảo vệ thành quả cả năm vun trồng, chăm sóc.