Kiên Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, sản phẩm OCOP

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã đã mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh của thành viên, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Theo Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh, đến hết quý I-2022, cả tỉnh có hơn 500 HTX và trên 2.000 tổ hợp tác đang hoạt động. Khu vực kinh tế tập thể, HTX thu hút trên 97.000 thành viên tham gia, trong đó chủ yếu là đại diện hộ gia đình ở khu vực nông thôn.

Giai đoạn 2021-2025, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Liên minh HTX tỉnh đã ký kết kế hoạch phối hợp về tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, HTX, tăng cường các bài viết tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các mô hình, điển hình kinh tế tập thể, HTX hiệu quả trong tỉnh... Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX nhanh, bền vững, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng trong nền kinh tế.

Song song đó, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu là xác định, phát triển các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng địa phương.

Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025, công nhận ít nhất 190 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên. Ảnh: PV
Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025, công nhận ít nhất 190 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên. Ảnh: PV
Theo đó, đến năm 2025, công nhận ít nhất 190 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng, ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là các doanh nghiệp...

Theo UBND tỉnh, để thực hiện các mục tiêu trên, phải tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương, chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường...

Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.

Theo ông Trần Thanh Dũng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cần xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc. Lồng ghép xây dựng các sản phẩm OCOP gắn với du lịch sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút khách tham quan, trải nghiệm. Ngược lại nhờ vào du lịch giúp quảng bá, tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.

Kiên Giang là 1 trong 4 tỉnh, thành phố được Bộ NN&PTNT lựa chọn thực hiện đề án trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đây sẽ là cơ hội tốt để tỉnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Tích cực xây dựng văn hóa ứng xử trong trường đại học

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Mỗi cá nhân cần tự điều chỉnh hành vi phù hợp với nội quy, quy định, quy tắc ứng xử của Nhà trường trong mối quan hệ giữa nhà giáo – phụ huynh/đối tác – sinh viên, có khát vọng, mục tiêu chung, cùng chia sẻ và ứng xử văn minh, lịch sự.

Kiên Giang khôi phục du lịch, phát huy thế mạnh của đảo ngọc Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Kiên Giang ước đón gần 3,5 triệu lượt khách tăng hơn 51% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đón trên 46 ngàn lượt, tổng thu từ du lịch đạt gần 4.000 tỉ đồng.

Kiên Giang: Thành lập Tổ chỉ đạo phục hồi sản xuất công nghiệp

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tổ chỉ đạo thuộc Ban chỉ đạo phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Kiên Giang: Tích cực xây dựng văn hóa ứng xử trong trường đại học

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Mỗi cá nhân cần tự điều chỉnh hành vi phù hợp với nội quy, quy định, quy tắc ứng xử của Nhà trường trong mối quan hệ giữa nhà giáo – phụ huynh/đối tác – sinh viên, có khát vọng, mục tiêu chung, cùng chia sẻ và ứng xử văn minh, lịch sự.

Kiên Giang khôi phục du lịch, phát huy thế mạnh của đảo ngọc Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Kiên Giang ước đón gần 3,5 triệu lượt khách tăng hơn 51% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đón trên 46 ngàn lượt, tổng thu từ du lịch đạt gần 4.000 tỉ đồng.

Kiên Giang: Thành lập Tổ chỉ đạo phục hồi sản xuất công nghiệp

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tổ chỉ đạo thuộc Ban chỉ đạo phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19.