Không thể loại bỏ điện than vì chắc chắn xây dựng, xúc tiến đầu tư tốt

Cường Ngô - Phạm Dung |

Đơn vị lập Quy hoạch Điện VIII cho biết, quy mô các nhà máy nhiệt điện than đưa vào giai đoạn 2021-2035 đều là những dự án chắc chắn xây dựng, đây là những dự án đã thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tốt, mà không thể loại bỏ.

Nhiều dự án nhiệt điện than chắc chắn phải xây dựng

Sau một tháng xin ý kiến góp ý về dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đã tổng hợp các ý kiến góp ý chính và ý kiến giải trình của đơn vị Tư vấn lập Quy hoạch Điện VIII theo quy định tại Luật Quy hoạch.

Tại bản góp ý, Liên minh Năng lượng Việt Nam, một số tỉnh có quy hoạch nhiệt điện than và Đại sứ quán Đan Mạch đề nghị không phát triển thêm các dự án điện than mới trong Quy hoạch Điện VIII, nhất là trong giai đoạn 10 năm tới. Thay vào đó ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió.

Đồng thời, đề nghị loại bỏ vị trí quy hoạch nhà máy nhiệt điện than trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, phần công suất thiếu hụt sẽ bù vào công suất nguồn LNG.

Lý do được đưa ra là bởi các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường, không thu xếp vốn được.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 là dự án điện than lớn nhất nằm trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 là dự án điện than lớn nhất nằm trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Về vấn đề này, đơn vị lập quy hoạch cho biết, quy mô các nhà máy nhiệt điện than đưa vào giai đoạn 2021-2035 đều là những dự án chắc chắn xây dựng, đây là những dự án đã thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tốt, mà không thể loại bỏ.

Ví dụ như nhà máy nhiệt điện Nam Định I, Thái Bình II, Vũng Áng II, Vân Phong I, Duyên Hải II.... Sau 2035, hệ thống vẫn cần tiếp tục phát triển một phần nhỏ nhiệt điện than để đảm bảo tiêu chí an ninh năng lượng, giá điện không tăng quá cao.

"Quy hoạch Điện VIII đã yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than xây mới sử dụng công nghệ như sau: Trong giai đoạn 2021-2025, chỉ xây dựng công nghệ nhiệt điện than siêu tới hạn trở lên;

Giai đoạn từ 2025-2035, chỉ xây dựng nhiệt điện than trên siêu tới hạn (USC) trở lên, và sau năm 2035 chỉ xây dựng nhiệt điện than trên siêu tới hạn cải tiến (AUSC)", đơn vị giải trình cho hay.

Để đáp ứng nhu cầu phụ tải với chi phí không quá cao, theo đơn vị lập quy hoạch - hệ thống vẫn cần phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Nếu chọn phát triển nhiệt điện khí LNG, thay than thì sự phụ thuộc vào bên ngoài vẫn như vậy, và chỉ phụ thuộc vào loại hình khí LNG sẽ làm giảm mức độ an ninh năng lượng.

Ngoài ra, chi phí sản xuất điện của nguồn điện LNG khá lớn, giá điện sẽ tăng cao hơn nhiều (chi phí hệ thống sẽ tăng khoảng 2 tỉ USD/năm so với kịch bản chọn), không phù hợp với tiêu chí quy hoạch nguồn điện theo chi phí tối thiểu đã đặt ra.

Công nghệ nhà máy nhiệt điện than phát triển vượt bậc

Theo đơn vị giải trình, các kịch bản phát triển nguồn điện lựa chọn đã đảm bảo các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính theo các chính sách hiện hành. Nếu phát triển tăng thêm nguồn năng lượng tái tạo, thì chi phí hệ thống sẽ cao hơn (kịch bản tăng năng lượng tái tạo sẽ cao hơn khoảng 1 tỉ USD/năm so với kịch bản chọn), không phù hợp với tiêu chí quy hoạch nguồn điện đặt ra.

Công nghệ các nhà máy nhiệt điện than hiện nay đã phát triển và tiến bộ vượt bậc, nhằm đáp ứng nhu cầu giảm tiêu hao năng lượng và đảm bảo về môi trường.

Vì vậy, với công nghệ hiện đại của các nhà máy nhiệt điện than hiện nay ngoài hiệu suất có thể lên đến > 50%, tiêu hao ít nhiên liệu và tài nguyên, thì công nghệ xử lý chất thải cuối nguồn cũng đạt hiệu suất cao tương ứng có thể xử lý để giảm tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Nhiều dự án còn nằm gần các đô thị lớn như ở Úc, Nhật Bản, Đức.

Thực tế cho thấy, phát thải từ nhà máy hiện được kiểm soát bởi hai lớp tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn nguồn thải quy định nồng độ phát thải khí thải tại nguồn và tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh áp dụng để kiểm soát nồng độ phát thải các loại khí thải trong không khí xung quanh nên phát thải ở mức rất thấp và được kiểm soát bằng hệ thống giám sát tự động về các cơ quan quản lý môi trường địa phương.

Do đó, nồng độ các khí thải sẽ được kiểm soát ở ngưỡng không gây hại đến sức khỏe con người

Cường Ngô - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Điện gió đang chạy đua theo… gió

NHẬT HỒ |

Hàng loạt các dự án điện gió tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chạy đua tiến độ để hưởng ưu đãi giá bán điện. Mốc thời gian 30.10 gần kề, trong khi hàng loạt dự án nghìn tỉ đang mắc kẹt nhiều thứ.

Góp ý Quy hoạch Điện VIII: 10 năm tới không phát triển dự án điện than mới

Cường Ngô |

Các Liên minh về năng lượng kiến nghị Bộ Công Thương không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới, thay vào đó có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió.

Vì sao Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than ở Bình Thuận?

Cường Ngô |

Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi đã quyết định rút khỏi dự án Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 tại Bình Thuận trong bối cảnh quốc tế ngày càng lo ngại về biến đổi khí hậu, theo tạp chí Nikkei Asia. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng đã xác nhận thông tin này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Điện gió đang chạy đua theo… gió

NHẬT HỒ |

Hàng loạt các dự án điện gió tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chạy đua tiến độ để hưởng ưu đãi giá bán điện. Mốc thời gian 30.10 gần kề, trong khi hàng loạt dự án nghìn tỉ đang mắc kẹt nhiều thứ.

Góp ý Quy hoạch Điện VIII: 10 năm tới không phát triển dự án điện than mới

Cường Ngô |

Các Liên minh về năng lượng kiến nghị Bộ Công Thương không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới, thay vào đó có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió.

Vì sao Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than ở Bình Thuận?

Cường Ngô |

Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi đã quyết định rút khỏi dự án Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 tại Bình Thuận trong bối cảnh quốc tế ngày càng lo ngại về biến đổi khí hậu, theo tạp chí Nikkei Asia. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng đã xác nhận thông tin này.