PHẢI LÀM RÕ VỤ PHẾ PHẨM CAFÉ TRỘN BỘT THAN PIN CON Ó:

Không để thương hiệu Càphê Đắk Nông lao đao

ĐÌNH VĂN |

Sau phát hiện chấn động vụ càphê từ phế phẩm trộn bột than pin con Ó, Bộ NNPTNT đã có khuyến cáo đề nghị Đắc Nông có động thái xử lý, tránh ảnh hưởng đến thương hiệu càphê của Việt Nam.

Phát hiện chấn động của Công an: Xưởng sản xuất của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (43 tuổi, trú thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) sản xuất nguyên liệu càphê từ phế phẩm trộn bột than pin con Ó. Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông chưa thể công bố là chế phẩm này dùng làm “thức uống” hay “phân bón vi sinh”.

Bộ NNPTNT đã có khuyến cáo đề nghị Đắc Nông có động thái xử lý, tránh ảnh hưởng đến thương hiệu càphê của Việt Nam. 

“Trần tình” của chủ xưởng

Công an tỉnh Đắk Nông nhiều lần triệu tập bà Loan để điều tra động cơ, mục đích của việc trộn tạp chất vỏ, đá sỏi và lõi pin. Vụ việc vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Tại xưởng của mình, bà Loan nói, thu mua càphê loại thải, lọc hạt ra đem bán kiếm lời. “Còn vỏ và đá thì chất đống sang một bên đem ủ. Rồi có người đến nói “phơi lên đi, tôi mua”. “Tôi nói chơi “3.000 đồng/kg, người ta cũng “ừ”. Tôi nghĩ, ba đồ bỏ như thế này, mình ủ ra, bán cũng được” - bà Loan kể lại.

Bà cho biết, vì người mua muốn đống loại thải màu đen, nên chồng đi thu mua, gom pin về nhuộm, trộn cho đen. “Do người ta nói “làm đi, tôi lấy”. Rốt cuộc, ủ đen rồi không lấy. Chứ có phải đưa ra thị trường, buôn bán gì đâu. Người đặt hôm đó, có cho số điện thoại, nhưng mà điện thoại của tôi mất rồi, chứ không tôi đã gọi điện trách “sao đặt mua mà không đến nhận hàng” - bà Loan trần tình.

Hàng trăm bao tải gai được chất đống ở xưởng, bà nói tính đem đổ đi. Nhưng nghĩ tới đây, sẽ nộp hồ sơ vay ngân hàng mà kho xưởng trống lỏng quá cũng kỳ. Thế nên, bà để vậy, cho ngân hàng họ thấy nhà có kinh doanh, khi vay vốn được rồi thì mới bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Đại tá Lê Vinh Quy - Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông - cũng cho rằng: “Bà Loan còn ngoan cố, chưa chịu hợp tác với Cơ quan điều tra. Chỉ khai xuất bán 3 tấn chế phẩm càphê tại thị trường tỉnh Bình Phước”. Trong giấy đăng ký kinh doanh số 63E8028012, do huyện Đắk R’Lấp cấp mang tên chủ kinh doanh là Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, trú thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông). Ngành nghề kinh doanh là thu mua nông sản, địa điểm kinh doanh chính là nơi ở của bà Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp).

Vỏ quả càphê được trộn với than pin con ó.
Vỏ quả càphê được trộn với than pin con ó.

Không khẳng định phế phẩm càphê trộn than pin làm thực phẩm!

Việc một xưởng sản xuất phế phẩm càphê tại tỉnh Đắk Nông bằng pin Con Ó đã gây chấn động dư luận cả nước. Mối quan tâm, lo lắng về động cơ, mục đích của bà Loan? Càphê pin đã đưa đi đâu tiêu thụ? Trách nhiệm của hàng rào các cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát? Bà Loan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?...

PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với ông Ngô Xuân Lộc - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - ông nói: “Sản phẩm mà bà Loan đóng bao, bán ra thị trường, vấn đề đặt ra người mua dùng để làm gì? Họ chế biến thực phẩm hay mục đích gì khác hiện đang nằm trong “phạm vi điều tra”.

Tuy vậy, ông cũng nói Đắk Nông đang quan ngại, nếu thực sự phế phẩm càphê trộn than pin tạo thực phẩm làm thức uống sẽ là nguy cơ cao độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Cơ sở bà Loan hoạt động được 2 năm nay dưới danh nghĩa “mua bán nông sản” nhưng xay trộn các loại phế phẩm càphê là trái quy định cho phép. Bán ra thị trường nào, ở đâu, bán cho ai đều đang được điều tra.

Cơ quan Công an kiểm tra Cơ sở chế biến càphê của bà Loan. Ảnh: P.V
Cơ quan Công an kiểm tra Cơ sở chế biến càphê của bà Loan. Ảnh: P.V

Sai phạm đã rõ, nhưng…

Xưởng sản xuất càphê của bà Loan tồn tại từ năm 2016, nhưng đến tháng 4.2018 mới bị phát hiện. Theo Luật sư Tạ Quang Tòng - Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk - phân tích, Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Sở Y tế) chính là đơn vị quản lý an toàn thực phẩm và cơ quan đảm bảo để hàng hóa lưu thông ra thị trường là hàng hóa đúng là Chi cục quản lý thị trường (Sở Công Thương).

Trả lời câu hỏi này, Chi Cục phó Chi cục Quản lý thị trường (Chi cục QLTT, Sở Công Thương Đắk Nông) - ông Lê Như Hiền - cho biết: Xưởng sản xuất của bà Loan không hề có nhãn hiệu, nhãn mác và không được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Bà Loan có giấy phép đăng ký kinh doanh là đại lý thu mua nông sản nhưng lại cho công nhân lén lút sản xuất, chế biến càphê bột thành phẩm từ chất phế phẩm như vỏ càphê, càphê nhân thải loại trộn với bột đá và bột than của pin.

“Chính việc sản xuất chui và sản phẩm không được bán ra trên thị trường cho nên Chi cục QLTT không thể phát hiện” - ông Hiền trình bày.

Ông Nguyễn Tấn Thành - Chi Cục trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Chi cục VSATTP, Sở Y tế Đắk Nông) - lại khẳng định: Phòng Tài chính huyện Đắk R’lấp cấp “giấy thu mua nông sản” cho bà Loan, và xưởng này đã không làm đúng theo giấy phép kinh doanh.

“Về vai trò trách nhiệm của Chi cục VSATTP là hằng năm đều phối hợp thanh, kiểm tra liên ngành nằm trong cơ sở có phạm vi quản lý. Còn đây là cơ sở thu mua nông sản trong nông nghiệp, nhưng họ không thu mua nông sản mà trá hình tổ chức “sản xuất càphê” thì không thể biết được”.

Đồng thời, đơn vị này chỉ rõ, vì “giấy phép đăng ký là thu mua nông sản” nên trách nhiệm quản lý là của Chi cục QLCLNL-TS (Sở NNPTNT Đắk Nông). Phó Chi Cục trưởng Chi cục QLCLNL-TS (Sở NNPTNT Đắk Nông) - Nguyễn Văn Chương - giải bày: “Cũng vì vấn đề này mà đơn vị đang phải làm giải trình với Bộ trưởng Bộ NNPTNT”.

Chiều ngày 20.4, trả câu hỏi của PV Lao Động về tiến độ điều tra, đại tá Lê Vinh Quy - Phó Giám đốc CA tỉnh Đắk Nông - ngắn gọn: “Đơn vị đang điều tra, đang làm”.

Nguy cơ thương hiệu càphê Đắk Nông lao đao

Vụ việc này được truyền thông mạng xã hội đẩy lên cao theo hướng phế phẩm, vỏ hạt càphê trộn bột than pin Con Ó sẽ tiếp cận thị trường và đi thẳng vào dạ dày người tiêu dùng. Với tâm lý đó, không ít người tiêu dùng đã có ý định tẩy chay đồ uống càphê ưa thích.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, các cơ quan chức năng phải làm rõ và thông tin chính xác về đường đi của loại càphê này được dùng vào việc gì. Mặc dù khả năng trở thành đồ uống là có nhưng cho đến nay, phía Đắk Nông tỏ ra thận trọng.

Trả lời câu hỏi của Lao Động về việc “thông tin phế phẩm càphê trộn pin của cơ sở bà Loan đang tràn lan tác động thế nào đến thị trường tiêu thụ càphê của Đắk Nông? Ông Ngô Xuân Lộc - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - chia sẻ, giao dịch trên thị trường càphê thì nông dân Đắk Nông bán càphê nhân là chủ yếu, ảnh hưởng đến thị trường càphê chung chưa đến mức lớn.

“Tuy vậy, đối với sản phẩm pha chế, hàng quán thì có ảnh hưởng, thay vì đến uống càphê thì người ta gọi thức uống khác” - ông nói. Đồng thời cho biết, sau khi vụ việc xảy ra, Bộ NNPTNT đã khuyến cáo tỉnh Đắk Nông có động thái xử lý, tránh ảnh hưởng đến thương hiệu càphê Việt Nam.

“Nếu thực sự có việc dùng càphê làm thực phẩm, chúng tôi sẽ áp dụng khung Bộ luật Hình sự, sẽ khởi tố bắt giam bị can”, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - Ngô Xuân Lộc khẳng định. Đắk Nông rất cẩn trọng, bởi lẽ, nếu kết luận càphê pin là thức uống thì thương hiệu càphê của Đắk Nông sẽ sụp đổ, kéo theo hàng loạt hệ lụy về kinh tế của tỉnh này.

Theo Sở NNPTNT Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có gần 124.000ha càphê và là địa phương có diện tích càphê đứng thứ ba cả nước. Theo Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông, kết thúc vụ thu hoạch càphê 2017-2018, tổng sản lượng càphê toàn tỉnh đạt 267.499 tấn, tăng 16.792 tấn so vụ càphê năm trước.

ĐÌNH VĂN
TIN LIÊN QUAN

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định cam kết với Ukraina

Song Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

Khởi tố, bắt giam Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình

TRUNG DU |

Bà Trần Kim Thúy (53 tuổi) - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình - vừa bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đánh thuế bất động sản thứ hai là bất hợp lý

ĐÌNH TRƯỜNG - CAO NGUYÊN |

Nhiều ý kiến đánh giá, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai của TPHCM sẽ gây nhiều tác động tiêu cực tới thị trường; làm giảm tính thanh khoản và khiến nhà đầu tư nản lòng.