Lao động và doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0:

Không đầu tư cho công nghệ, DN sẽ đứng ngoài thị trường

LÊ TUYẾT |

Trước sự tiến bộ của khoa học công nghệ, máy móc sẽ thay thế cho lao động ngành dệt may, nhưng không phải thay thế hoàn toàn, nhiều công đoạn, phần việc phải do chính người lao động đảm nhận. Công nghệ giúp tăng năng suất, góp phần tăng thu nhập cho người lao động và giảm rủi ro về sức khỏe - là chia sẻ của các đại biểu tại buổi làm việc của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải với Cty CP Quốc tế Phong Phú (TPHCM) vào sáng 17.8. 

Ứng dụng công nghệ 4.0 thực hiện chuỗi khép kín

Cty CP Quốc tế Phong Phú (chuyên về may mặc) là thành viên trong Phong Phú Group, hiện có hơn 10.000 lao động với 17 nhà máy trải dài từ Bắc đến Nam. Bà Nguyễn Thị Liên - Phó Tổng Giám đốc Cty CP Quốc tế Phong Phú - cho biết, khi ứng dụng công nghệ 4.0, nhà máy đã thực hiện được chuỗi khép kín hoàn toàn từ vải đến sản phẩm thời trang. Công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, hóa chất và đảm bảo thân thiện với môi trường.

-Tại Trung tâm phát triển sản phẩm Phong Phú thuộc Cty CP Quốc tế Phong Phú, hiện đang ứng dụng công nghệ lazer, robot tự động vào quy trình sản xuất làm tăng năng suất lao động. Đơn cử, trước đây, xử lý phun PP một cái quần jeans, so với việc NLĐ làm bằng tay, công suất của robot nhanh gấp 10 lần. Xử lý wash (giặt mài thời trang) quần jeans, nếu NLĐ chà tay thì một người chỉ làm được 140 cái/ngày, tuy nhiên một cái máy lazer lớn, mỗi ngày sẽ xử lý 2.000 cái, tức gấp 14 lần.

- Chia sẻ về việc đầu tư công nghệ vào sản xuất, bà Liên cho rằng, đó là mong muốn của khách hàng và đáp ứng xu thế phát triển chung, nếu mình không đầu tư, mình sẽ đứng ngoài sân chơi của thế giới, không thể giữ chân được khách hàng cũ chứ nói gì đến tìm khách hàng mới.

“Cuộc cách mạng 4.0 có những tác động lên ngành may, chi phí tăng, giá gia công đứng hoặc giảm để cạnh tranh, DN phải áp dụng công nghệ để cạnh tranh, tồn tại”, bà Liên chia sẻ và ví dụ, nếu trước đây, muốn ra một mẫu mới phải mất 2 tháng nhưng với khoa học công nghệ hiện tại và yêu cầu của khách hàng, chỉ từ 1-1,5 ngày là một sản phẩm mới ra đời. Hoặc ở ngoài thị trường, trước đây phải mất ít nhất 8 tuần thì một sản phẩm mới, mới có mặt ở các cửa hàng nhưng bây giờ cần 2 tuần là ra sản phẩm mới.

Mặc dù Cty CP Quốc tế Phong Phú đã có máy wash laser nhưng một số khách hàng vẫn yêu cầu công nhân wash bằng tay.Ảnh: L.T
Mặc dù Cty CP Quốc tế Phong Phú đã có máy wash laser nhưng một số khách hàng vẫn yêu cầu công nhân wash bằng tay. Ảnh: L.T

65% phần việc vẫn do người lao động thực hiện

Theo báo cáo của Công đoàn Dệt may Việt Nam, tự động hóa trong quá trình sản xuất tùy thuộc vào từng ngành. Ngành sợi được đầu tư tự động đến 80%, ngành thì đầu tư nhiều máy móc thế hệ mới, ví dụ ở một số đơn vị như TCty Việt Thắng, Phong Phú, Thành Công… trước đây 1 công nhân đứng 12 máy, nay 1 công nhân đứng 16-20 máy. Đối với ngành may thì chưa có nhà máy nào đầu tư hoàn chỉnh nhà máy thông minh, chỉ một số máy móc thiết bị có thể thay thế từ 4-5 người; Đối với hệ thống wash có đầu tư máy móc nhất định… Như vậy, việc tự động hóa hiện nay mới chỉ bù đắp phần thiếu hụt lao động, chưa làm mất việc làm của công nhân trong ngành.

Cty CP Quốc tế Phong Phú, cụ thể là Trung tâm phát triển sản phẩm Phong Phú được xem là nơi ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, robot tự động vào sản xuất nhưng theo đại diện phía công ty, hiện nay, 65% phần việc để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh vẫn do NLĐ thực hiện. Trong bối cảnh hiện nay, DN chưa thể đầu tư dây chuyền tự động hoàn toàn để có thể thay thế hết NLĐ vì chi phí đầu tư rất đắt đỏ. Tuy nhiên, với những công đoạn mà DN đã đầu tư thiết bị, góp phần làm tăng năng suất lao động, những vị trí khó khăn độc hại, thay vì trước đây NLĐ phải làm, thì bây giờ máy móc sẽ thực hiện, những phần việc khó thì máy móc sẽ làm để thúc đẩy công việc nhanh hơn. Từ đó, NLĐ sẽ tăng thêm thu nhập, có thời gian chăm lo cho gia đình, giảm rủi ro về sức khỏe.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Giám đốc Công nghệ wash (Cty CP Quốc tế Phong Phú) chia sẻ, ví dụ như công đoạn phun PP, nếu trước đây việc phun đó do NLĐ dùng tay cầm vòi phun trực tiếp, đưa lên đưa xuống liên tục, một động tác, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hiệu quả không cao so với robot. Theo bà Lan, DN ứng dụng khoa học công nghệ ngoài hiệu quả về kinh tế, vẫn mang những ý nghĩa nhân văn nhất định.

Theo bà Nguyễn Thị Liên, hiện nay, mặc dù DN đầu tư vào máy móc, thiết bị, thay thế lao động ở một số công đoạn nhưng xét toàn diện, lao động ở ngành dệt may đang rất thiếu, nhiều DN không tuyển được lao động. Tại DN này, NLĐ tay nghề thấp, hoặc lớn tuổi sẽ được chuyển sang vị trí đơn giản hơn, NLĐ có tay nghề cao sẽ tiếp tục được đào tạo.

“Có những công đoạn trong ngành may mà máy móc không thay thế được hoặc có những sản phẩm mà khách hàng yêu cầu phải làm bằng tay, cho nên vẫn cần NLĐ tham gia vào quá trình tạo ra một sản phẩm” - bà Liên chia sẻ.

Tại buổi làm việc, ông Trần Thanh Hải cho rằng, cơ hội trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là làm thế nào để giải quyết được hiệu quả 3 vấn đề: Đáp ứng yêu cầu khách hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm bảo thu nhập cho NLĐ. Ông Trần Thanh Hải đánh giá cao việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của Cty CP Quốc tế Phong Phú, đặc biệt là đã bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm, đó cũng là xu hướng mà lao động ngành dệt may cần hướng đến là thâm nhập vào khâu thiết kế, những khâu yêu cầu kỹ thuật, trình độ cao. 

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - sự sống còn của doanh nghiệp

ĐẶNG TIẾN |

Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội để tăng năng suất lao động, nhưng sẽ rất khó thành công nếu không có những chính sách đồng bộ để cải thiện chất lượng giáo dục dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu. 

Lao động và doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0: Cần thiết có “Quỹ hỗ trợ NLĐ trong cách mạng 4.0”

L.TUYẾT - T.THẢO |

May mặc là một trong những ngành bị thách thức nhiều nhất trong cuộc cách mạng 4.0. Trong đó vấn đề lao động bị thải loại khi đạt ngưỡng tuổi 40 đang trở thành vấn đề nóng. Liệu có cần một “Quỹ hỗ trợ” đối với những lao động chịu tác động mạnh từ cuộc cách mạng công nghiệp này?

Lao động và DN Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0

LÊ TUYẾT |

Trước thềm Diễn đàn ASEAN - một trong những hội nghị lớn và quan trọng nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới trong khu vực, Báo Lao Động giới thiệu bạn đọc loạt chuyên đề: Lao động và doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - sự sống còn của doanh nghiệp

ĐẶNG TIẾN |

Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội để tăng năng suất lao động, nhưng sẽ rất khó thành công nếu không có những chính sách đồng bộ để cải thiện chất lượng giáo dục dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu. 

Lao động và doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0: Cần thiết có “Quỹ hỗ trợ NLĐ trong cách mạng 4.0”

L.TUYẾT - T.THẢO |

May mặc là một trong những ngành bị thách thức nhiều nhất trong cuộc cách mạng 4.0. Trong đó vấn đề lao động bị thải loại khi đạt ngưỡng tuổi 40 đang trở thành vấn đề nóng. Liệu có cần một “Quỹ hỗ trợ” đối với những lao động chịu tác động mạnh từ cuộc cách mạng công nghiệp này?

Lao động và DN Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0

LÊ TUYẾT |

Trước thềm Diễn đàn ASEAN - một trong những hội nghị lớn và quan trọng nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới trong khu vực, Báo Lao Động giới thiệu bạn đọc loạt chuyên đề: Lao động và doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0.