Không áp dụng hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu từ các nước ASEAN

M.M |

Từ 1.1.2020, sẽ không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 23/2019/TT-BCT quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường kính có xuất xứ từ các nước ASEAN.

Theo đó, từ 1.1.2020, khi thông tư có hiệu lực, số lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ Công Thương công bố theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) áp dụng với các nước WTO.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, quản lý nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế để đảm bảo cạnh tranh công bằng, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước nếu có sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu dẫn đến thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đến thời điểm này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã gửi thông báo tới các đối tác ASEAN về việc tạm đình chỉ thực hiện Điều 20 tại Hiệp định ATIGA đến hết năm 2019 đối với mặt hàng đường. Đồng thời khẳng định, Việt Nam sẽ chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN theo cam kết ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN) kể từ ngày 1.1.2020.

Theo cam kết ATIGA, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN từ ngày 1.1.2018. Tuy nhiên, trước đề xuất của Hiệp hội Mía đường, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ cho hoãn thực thi cam kết ATIGA 2 năm để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường và người nông dân có thêm thời gian cải tiến công nghệ, quy trình, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm mía đường để có thể cạnh tranh với đường ngoại nhập.

Đến nay, việc xóa bỏ hạn ngạnh thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN theo cam kết ATIGA là không thể trì hoãn thêm được nữa.

Trong nhiều năm gần đây, ngành mía đường Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi bị đường ngoại, đặc biệt là đường nhập lậu cạnh tranh gay gắt. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đường cát sau khi được tập kết dọc các tỉnh biên giới Lào và Campuchia, được chuyển lậu bằng đường bộ và đường thủy vào nước ta, sau đó tập kết và vận chuyển bằng ôtô tải về các điểm tiêu thụ là kho của các doanh nghiệp, thương nhân. Các đầu nậu buôn lậu công khai đến mức giữ nguyên bao bì in nhãn mác, chữ Thái Lan.

Ngoài việc buôn lậu đường để nguyên nhãn mác, đường lậu còn được “gắn mác” bao bì các Công ty đường trong nước như (Biên Hòa, Lam Sơn, Quảng Ngãi)… Các tư thương đã sang bao, đóng gói 1kg, 50kg và biến đường nhập lậu thành đường của các doanh nghiệp có uy tín trong nước.

M.M
TIN LIÊN QUAN

Mở đợt cao điểm kiểm tra kinh doanh đường cát

C.NGUYÊN |

Từ ngày 15.9 đến ngày 31.12 tới, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh mặt hàng đường cát tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Nhà máy đường 5.000 tấn mía/ngày ở Bình Định thành đống sắt

Xuân Nhàn |

Nhà máy Đường Bình Định (thuộc Cty CP Đường Bình Định- BISUCO) đã từng là niềm kiêu hãnh của công nghiệp chế biến nông sản địa phương nhưng nay chỉ còn là đống sắt. 

Nguy cơ bị xóa sổ, ngành mía đường phải "tự lớn" để đủ sức cạnh tranh

Vũ Mai |

Chiều 3.4, lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh theo nền kinh tế thị trường.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Mở đợt cao điểm kiểm tra kinh doanh đường cát

C.NGUYÊN |

Từ ngày 15.9 đến ngày 31.12 tới, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh mặt hàng đường cát tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Nhà máy đường 5.000 tấn mía/ngày ở Bình Định thành đống sắt

Xuân Nhàn |

Nhà máy Đường Bình Định (thuộc Cty CP Đường Bình Định- BISUCO) đã từng là niềm kiêu hãnh của công nghiệp chế biến nông sản địa phương nhưng nay chỉ còn là đống sắt. 

Nguy cơ bị xóa sổ, ngành mía đường phải "tự lớn" để đủ sức cạnh tranh

Vũ Mai |

Chiều 3.4, lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh theo nền kinh tế thị trường.