Khơi lại nghề trăm tuổi từ tài nguyên bản địa

PHƯƠNG ANH |

Từ đau đáu với nghề truyền thống của gia đình, chị Trương Thị Bạch Thủy ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) đã khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa để góp phần nâng cao thu nhập của người dân tại làng nghề trăm năm tuổi.

Đau đáu với nghề truyền thống

Xuất thân từ một gia đình có nghề truyền thống đan đát ở huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu), ngay từ nhỏ, sau giờ học, chị Trương Thị Bạch Thủy cặm cụi đan rổ tre để cuối tuần mang ra chợ bán. Do sản phẩm được đan khéo léo, bền đẹp nên được nhiều người ưa chuộng. Học đến cấp 3, chị học thêm nghề thủ công mỹ nghệ và mạnh dạn xin mở cơ sở kinh doanh sản phẩm từ tre khi mới vừa 17 tuổi.

“Tuy nhiên, do biến động của thị trường, các sản phẩm đan đát không cạnh tranh được với các mặt hàng gia dụng làm từ nhựa. Tôi phải rời làng nghề và kinh doanh nhiều thứ khác để mưu sinh. Tuy cuộc sống ổn định, nhưng lúc nào cũng đau đáu với nghề truyền thống của gia đình”, chị Thủy tâm sự.

Và rồi cơ duyên đến khi người tiêu dùng quay lại với các vật dụng làm từ tre để bảo vệ môi trường. Chị Thủy trở về quê nội ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) để thành lập Hợp tác xã (HTX) Mây tre đan Thủy Tuyết.

Chị Thủy chia sẻ: Phú Tân có làng nghề đan đát truyền thống, có nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề cao. Tuy nhiên người dân chỉ hoạt động nhỏ lẻ, không biết cách kinh doanh và phát triển làng nghề. “Địa phương sẵn có nguồn nguyên liệu, chỉ cần khéo léo sáng tạo sẽ có những sản phẩm thủ công độc đáo. Vì vậy tôi thành lập HTX để làm cầu nối xây dựng chuỗi liên kết thu mua, tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người dân trong vùng”, chị Thủy cho biết thêm.

HTX Mây tre đan Thủy Tuyết là nơi đến của nhiều kham quan học tập kinh nghiệm. Chị Trương Thị Bạch Thủy (thứ 3 từ phải sang). Ảnh: NVCC
HTX thường xuyên tiếp nhiều đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm. Trong ảnh: Chị Trương Thị Bạch Thủy thứ 3, từ phải sang. Ảnh: NVCC

Nắm được nhu cầu thị trường, chị Thủy sản xuất những sản phẩm đan đát dùng để đựng thức ăn, vật trang trí hay quà lưu niệm,... rất được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện HTX là nơi nâng cao năng lực và kỹ năng hoạt động kinh tế của phụ nữ, giải quyết việc làm ổn định cho 32 xã viên và hơn 60 hội viên phụ nữ vùng lân cận. Mỗi hộ gia đình bình quân có thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng từ nghề đan đát nên mọi người rất gắn bó.

Những sản phẩm làm từ tre được đan đát khéo léo. Ảnh: Phương Anh
Những sản phẩm làm từ tre được đan đát khéo léo. Ảnh: Phương Anh

Chị Trần Thị Phiên ở xã Phú Tân cho biết: Trước đây chủ yếu đan những sản phẩm kích thước lớn vừa mất thời gian, vừa tốn nguyên liệu. Từ khi được HTX hướng dẫn và bao tiêu sản phẩm nên công việc thuận lợi hơn. Mỗi ngày, chị đan được khoảng 6 cần xé nhỏ, trừ chi phí, thu nhập trên 100.000 đồng.

Bà Dương Thị Trang - Bí thư Đảng ủy xã Phú Tân - thông tin: Đây được xem là tín hiệu vui, bởi có nhiều sản phẩm đan đát làm bằng tre ra đời từ làng nghề không chỉ là sản phẩm gia dụng mà còn là sản phẩm du lịch mang tính sáng tạo, khơi dậy cảm hứng, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Phát huy tài nguyên bản địa

Hiện tại, HTX Mây tre đan Thủy Tuyết có hơn 600 mặt hàng các loại, từ sản phẩm sinh hoạt, tiêu dùng, trang trí, du lịch đến tặng phẩm… được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Thụy Sĩ, Lào và các nước Châu Âu. Doanh thu năm 2022 đạt 12 tỉ đồng.

Theo chị Thủy, hiện làng nghề với 90% thợ là người dân tộc Khmer. Cùng với lợi thế có nhiều thợ giỏi trong làng nghề ở Sóc Trăng, HTX còn phát triển và ứng dụng cây tre vào xây dựng các công trình kiến trúc nhằm phát huy giá trị và bản sắc văn hóa con người Việt Nam.

Hiện nay tre trúc còn được chi Trương Thị Bạch Thủy dùng để trang trí, thiết kế các công trình. Ảnh: NVCC
Hiện nay tre trúc còn được chị Trương Thị Bạch Thủy dùng để trang trí, thiết kế các công trình. Ảnh: NVCC

“HTX trung bình tiêu thụ 200 tấn tre/năm và bao tiêu nguyên liệu cũng như các sản phẩm đan đát với bà con nông dân. Trong thời gian tới chúng tôi tập trung đào tạo tay nghề, kiến thức kinh doanh cho bà con để khai thác những những giá trị của tài nguyên bản địa, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng”, chị Thủy cho biết thêm.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Lão nông ở Sóc Trăng thu tiền tỉ mỗi năm nhờ trồng chanh dây ngọt

PHƯƠNG ANH |

Với việc ghép thành công thân chanh dây Colombia với gốc nhãn lồng (lạc tiên), lão nông Nguyễn Hữu Công ở xã Song Phụng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho ra đời giống chanh dây ngọt độc, lạ. Loại cây trồng này cũng đã mang về cho ông cả tỉ đồng mỗi năm.

Sóc Trăng thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay chính sách

PHƯƠNG ANH |

Ngày 25.10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương do Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng làm trưởng đoàn có buổi giám sát việc triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ tại tỉnh Sóc Trăng.

Độc đáo trượt ván bắt cá trên bãi bồi ven biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH - MỸ LY |

Chỉ bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau, ngư dân ở ấp Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng) dễ dàng di chuyển trên những bãi bùn, sình lầy lún đến nửa thân người. Người dân địa phương gọi đó là “trượt mong” - nghề mưu sinh độc đáo được hình thành trong quá trình lao động của những cư dân miền biển này.

Thị trường phim Việt 2023 nhìn từ 129 tỉ đồng doanh thu của Đất rừng phương Nam

Mi Lan |

“Đất rừng phương Nam” là bộ phim Việt đạt doanh thu cao thứ 3 trong năm 2023 sau 2 tác phẩm “Nhà bà Nữ” (475 tỉ đồng) và "Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh" (270 tỉ đồng).

Những "bà đỡ" đặc biệt đẩy lùi tục đẻ chòi nơi biên giới Việt - Lào

LÂM HƯNG THƠ - LÊ PHI LONG |

Ở bên mình, bản Pa Ling gần như tách biệt với bên ngoài khi vào mùa mưa, bởi đường đi khó, hay bị cắt đứt do nước lũ, sạt lở. Ở phía bạn Lào, bản A Sau cũng chung cảnh ngộ, khi điều kiện đường sá quá trắc trở. Vì biệt lập, xa trung tâm, nên lâu nay, mỗi khi đau ốm, bà con bên mình hay bên bạn chỉ có một sự lựa chọn - là vượt rừng, vượt núi đến Trạm quân dân y kết hợp Đồn Biên phòng A Vao (Biên phòng Quảng Trị). Ở đó, chỉ có hai cán bộ quân y với các trang bị rất khiêm tốn, nhưng ngày hay đêm, trạm quân y luôn mở, và đã giúp không biết bao nhiêu bệnh nhân vượt qua cửa tử.

Hàng chục hộ dân vẫn không nhường đất cho Dự án Công viên Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau gần 15 năm "sống treo" giữa dự án Công viên văn hóa Tràng An, đến nay, hàng chục hộ dân thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình vẫn chưa đồng ý nhận tiền đền bù để nhường đất cho dự án gần 2.000 tỉ đồng.

Tin 20h: Ga Yên Bái qua thời doanh thu 2 tỉ/tháng, nhân viên thay nhau nghỉ

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 3.11: Ga Yên Bái qua thời hoàng kim, doanh thu chỉ còn khoảng 30 triệu/tháng; Làm rõ vụ khách hàng tố bị áp đặt mua chứng chỉ quỹ khi gửi tiết kiệm; Ngổn ngang tại công viên Tuổi trẻ Thủ đô sau 5 tháng phá dỡ các công trình vi phạm...

Triệt phá đường dây bán dâm có nhiều ca sĩ, người mẫu nổi tiếng trong showbiz Việt

Việt Dũng |

Cục Cảnh sát Hình sự vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triệt phá đường dây mua bán dâm với quy mô lớn, có nhiều người nổi tiếng trong showbiz Việt.

Lão nông ở Sóc Trăng thu tiền tỉ mỗi năm nhờ trồng chanh dây ngọt

PHƯƠNG ANH |

Với việc ghép thành công thân chanh dây Colombia với gốc nhãn lồng (lạc tiên), lão nông Nguyễn Hữu Công ở xã Song Phụng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho ra đời giống chanh dây ngọt độc, lạ. Loại cây trồng này cũng đã mang về cho ông cả tỉ đồng mỗi năm.

Sóc Trăng thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay chính sách

PHƯƠNG ANH |

Ngày 25.10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương do Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng làm trưởng đoàn có buổi giám sát việc triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ tại tỉnh Sóc Trăng.

Độc đáo trượt ván bắt cá trên bãi bồi ven biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH - MỸ LY |

Chỉ bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau, ngư dân ở ấp Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng) dễ dàng di chuyển trên những bãi bùn, sình lầy lún đến nửa thân người. Người dân địa phương gọi đó là “trượt mong” - nghề mưu sinh độc đáo được hình thành trong quá trình lao động của những cư dân miền biển này.