Dệt may - ngành hàng xuất khẩu tỉ USD đang thiếu đơn hàng, bị "ép giá"

Cường Ngô |

Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu cho biết - đến hết tháng 6.2023 vẫn chưa có đơn hàng, trong khi đó, nhiều khách hàng nước ngoài còn đề xuất giá mua rất thấp.

Doanh nghiệp dệt may không có đơn hàng

"Có nhiều doanh nghiệp thành lập mới và phát triển, nhưng cũng có doanh nghiệp buộc phải rút lui khỏi thị trường. Gần nhất là việc ngân hàng của Mỹ buộc phá sản trong thời gian không ai ngờ tới…

Việc này tưởng chừng không liên quan tới Việt Nam, song thực chất lại ảnh hưởng rất sâu rộng" - ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 nhận định.

CEO May 10 chỉ ra nguyên nhân khiến đơn hàng quý I/2023 sụt giảm là do nhu cầu tiêu dùng giảm sút, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã đẩy giá năng lượng và lạm phát lên toàn cầu lên cao.

Do vậy, để tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, các doanh nghiệp cần tái cấu trúc và định vị lại thương hiệu, sản phẩm.

"Những doanh nghiệp đã có vị thế trên thị trường xuất khẩu cần nhận định lại vị thế của mình. Bởi, những vị thế đó có thể đúng trong quá khứ, đúng hoặc không đúng trong tương lai, nhưng với biến động rất mạnh của thị trường, chúng tôi đang tập trung vào định vị lại sản phẩm, thị trường, quản trị, công nghệ, mô hình sản xuất và tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác, đầu tư mới", CEO May 10 cho hay.

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương mới nhất, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre cũng thẳng thắn nhìn nhận sự khó khăn của doanh nghiệp dệt may khi không có đơn hàng.

Sở này cho rằng, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh như dệt may, da giày, túi xách... chưa có đơn hàng lớn cho nguyên năm hoặc bị giảm đơn hàng; nhiều khách hàng nước ngoài đề xuất giá mua rất thấp.

Đồng thời, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất; lượng hàng tồn kho của các khách hàng nhập khẩu lớn của các doanh nghiệp tỉnh ở hai thị trường lớn là châu Âu và châu Mỹ còn nhiều.

Ngành dệt may gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng xuất khẩu giảm. Ảnh: Cường Ngô
Ngành dệt may gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng xuất khẩu giảm. Ảnh: Cường Ngô

Đối với tỉnh Lâm Đồng, những doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh cũng không khá khẩm hơn là mấy.

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng khẳng định: "Khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá tỉnh Lâm Đồng trong 3 tháng đầu năm chủ yếu là trong nhóm dệt may".

Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc cho biết, không có đơn hàng, nhiều công ty đến hết tháng 6 vẫn chưa có đơn hàng, trong khi đơn hàng chủ yếu từ Châu Âu và Bắc Mỹ.

Nhóm sản xuất tơ tằm xuất khẩu tuy không khó khăn về đầu ra, nhưng 3 tháng đầu năm thiếu nguyên liệu sản xuất, giá kén nguyên liệu tăng cao.

Để gỡ khó cho ngành hàng dệt may, tỉnh này kiến nghị tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm lãi suất để doanh nghiệp có nguồn vốn duy trì sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.

Xuất khẩu có thể đạt 48 tỉ USD nếu suôn sẻ

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho hay, có một tín hiệu vui đối với thị trường dệt may vào cuối năm 2023 là gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước, đặc biệt đối với phân khúc thời trang công sở.

Do đó, kỳ vọng lượng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm, đưa tổng giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2022.

"Năm ngoái chúng ta xuất được hơn 44 tỉ USD, và mục tiêu năm nay là 45-46 tỉ USD, trường hợp thị trường chuyển biến tốt thì có thể lên 47-48 tỉ USD.

Tuy vậy, giá trị xuất khẩu các tháng đầu năm đã giảm mạnh so với năm 2022, nên để cả năm 2023 được tăng trưởng, chúng ta phải nỗ lực rất lớn ở 2 quý cuối năm", bà Mai nhận định.

Theo đại diện VITAS, để thắng lợi ở nửa cuối năm, ngoài tình hình dịch COVID-19 phải được kiểm soát tốt, ngành dệt may phải đẩy mạnh nhiều giải pháp như chuyển đổi số, sản xuất xanh (nguồn nguyên liệu trong nước, thân thiện môi trường...) để đáp ứng yêu cầu của đối tác, đa dạng thị trường, và chủng loại sản phẩm...

"Mỹ chiếm trên dưới 20% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nhưng đang gặp khó khăn nhiều nhất, trong khi các thị trường như khu vực Đông Nam Á, châu Á... ít bị ảnh hưởng hơn.

Do vậy, chúng ta không thể "bỏ hết trứng vào một rổ", phải nỗ lực để sớm đa dạng thị trường, sản phẩm mới có thể tồn tại, phát triển", bà Mai khẳng định.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang Mỹ phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trần Tuấn |

Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện sản xuất đối với thị trường này.

Bắc Giang dự kiến xuất khẩu gần 100 nghìn tấn vải thiều đến 30 quốc gia

Trần Tuấn |

Sản lượng vải thiều của Bắc Giang năm nay ước đạt 180.000 tấn, trong đó dự kiến xuất khẩu 99.000 tấn đến hơn 30 quốc gia, còn lại phục vụ thị trường nội địa.

Thị trường xuất khẩu thịt gà sang Việt Nam

Vũ Long |

Hàn Quốc, Mỹ, Brazil, Ba Lan, Nga là những thị trường lớn xuất khẩu thịt gà sang Việt Nam.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang Mỹ phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trần Tuấn |

Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện sản xuất đối với thị trường này.

Bắc Giang dự kiến xuất khẩu gần 100 nghìn tấn vải thiều đến 30 quốc gia

Trần Tuấn |

Sản lượng vải thiều của Bắc Giang năm nay ước đạt 180.000 tấn, trong đó dự kiến xuất khẩu 99.000 tấn đến hơn 30 quốc gia, còn lại phục vụ thị trường nội địa.

Thị trường xuất khẩu thịt gà sang Việt Nam

Vũ Long |

Hàn Quốc, Mỹ, Brazil, Ba Lan, Nga là những thị trường lớn xuất khẩu thịt gà sang Việt Nam.