iPhone lãi “dày”, và đến lúc gặp… “móng tay nhọn”

Thế Lâm |

Gần chục năm trở lại đây, Apple được biết đến là hãng điện thoại lãi số 1 thế giới. Nhưng với sự sụt giá mạnh của giá cổ phiếu Apple vài tháng trở lại đây, mức lãi “dày” được nhắc đến như một hệ lụy hơn là một thành công.

Từ một Apple siêu lợi nhuận…

Không phải bây giờ mà nghiên cứu từ Counterpoint Research cách đây nhiều tháng cho biết, Apple đạt lợi nhuận trung bình 151USD/mỗi iPhone bán ra trong quý III/2017. Con số này đối với Samsung là 31USD; còn các thương hiệu như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi chỉ đạt lần lượt 15USD, 14USD, 13USD và 2USD trên mỗi sản phẩm.

Thậm chí với Xiaomi, mức lợi nhuận thuần được Cty này cam kết không quá 5% nhằm bảo đảm giá sản phẩm ở mức thấp nhất.

Chính nhờ tỉ lệ lãi “dày” như vậy cho nên Apple chiếm tới 59,8% lợi nhuận hoạt động của thị trường smartphone toàn cầu trong năm 2017. Năm 2016 còn khủng hơn, Apple chiếm tới 85,9% lợi nhuận của thị trường này.

Năm 2017, thế giới lần đầu tiên được biết đến giá điện thoại cán mức 1.000USD/chiếc. Đó là mức giá được tính tại thị trường Mỹ khi đã có sự trợ giá từ các hãng viễn thông cho các khách hàng thuê bao 2 năm. Đối với nhiều thị trường khác, mức giá iPhone bao năm nay rất khác nhau.

Việt Nam được xem là một trong những thị trường iPhone chính hãng được bán muộn nhất nhưng lại có mức giá thường rơi vào trong tốp đắt nhất thế giới. iPhone X được gọi là thế hệ “điện thoại ngàn đô” nhưng tại Việt Nam, thời điểm được mở bán tháng 11.2017, mức giá phiên bản có dung lượng bộ nhớ trong thấp nhất (64GB) cũng xấp xỉ 30 triệu đồng và phiên bản bộ nhớ trong cao nhất (256GB) lên đến gần 35 triệu đồng. Sang thế hệ iPhone năm 2018, giá iPhone đã bị đẩy lên mức cao nhất xấp xỉ 45 triệu đồng.

Thị trường Việt Nam có tốc độ tăng trưởng người dùng iPhone vào hàng cao nhất thế giới, theo đó cũng “đóng góp” số lãi tăng nhanh vào hầu bao của Apple.

Thiên đường… lợi nhuận đang tuột dốc

Ngày 2.8.2018, Apple chính là Cty niêm yết đầu tiên trên toàn cầu cán mốc giá trị vốn hóa doanh nghiệp 1.000 tỉ USD và từ thời điểm này, giá cổ phiếu của Apple từ mức trên 160USD/cổ phiếu liên tục tăng cho đến ngày 3.10.2018 đạt đỉnh 233,47USD/cổ phiếu. Nhưng cũng từ đó, sự tuột dốc bắt đầu…

Phiên thảm họa của giá cổ phiếu Apple.
Phiên thảm họa của giá cổ phiếu Apple.

Tới thời điểm ngày 4.1.2019 (ngày 3.1 ở Mỹ), chỉ trong một phiên, giá cổ phiếu của Apple giảm đến gần 10% xuống còn 142,6USD/cổ phiếu. Cộng lại trong khoảng hơn hai tháng qua, giá cổ phiếu giảm đã thổi bay của “táo khuyết” tổng cộng 452 tỉ USD, tương đương với 39% giá trị so với thời đỉnh điểm.

Apple đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút của giá cổ phiếu gây ra sự hoảng loạn vào phiên ngày 4.1. Tuy nhiên trước đó, các dự báo đã cho biết khả năng doanh số iPhone quí IV/2018 của hãng này giảm tới 9 tỉ USD từ mức 93 tỉ USD xuống còn 84 tỉ USD. Nguyên nhân: Sức mua iPhone giảm. Còn nguyên nhân của… nguyên nhân: Mức giá iPhone ngày càng cao. Một chiếc iPhone Xs Max phiên bản cao nhất có mức giá có thể mua được tới hai chiếc điện thoại Android cao cấp mới nhất.

Với nhu cầu sắp tới thấp hơn dự kiến buộc Apple phải cắt giảm lượng sản xuất, kéo theo các đối tác cung cấp linh kiện cũng giảm sản lượng dẫn đến giá cổ phiếu giảm theo.

Trong những ngày qua, vì lí do tiêu thụ chậm, Apple đã phải giảm giá bán iPhone XR tại Nhật Bản. Tuy nhiên, điều đó có xảy ra tại các thị trường khác trong đó có Việt Nam hay không còn chưa rõ.

Nhưng hơn bao giờ hết từ cuối năm 2018 đến nay, người tiêu dùng đã cảm nhận được sự “ngột ngạt hầu bao” khi nghĩ đến iPhone.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội nói gì về thông tin đưa nhà máy sản xuất iPhone vào Việt Nam?

Thành Trung |

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nói vẫn chưa có một làm việc chính thức nào về chuyện đưa dây truyền sản xuất iPhone về Việt Nam.

Bị cấm bán iPhone tại Trung Quốc, Apple phản pháo gay gắt

P.A (T/H) |

Apple đã ngay lập tức có những phản hồi sau quyết định một tòa án tại Trung Quốc tuyên cấm bán ra và nhập khẩu nhiều mẫu iPhone.

Đối tác Huawei phạt nhân viên mua iPhone của Apple

Hà Liên |

Menpad - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, hãng sẽ phạt bất cứ nhân viên nào mua iPhone của Apple. Menpad là đối tác của Huawei cũng như ZTE.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội nói gì về thông tin đưa nhà máy sản xuất iPhone vào Việt Nam?

Thành Trung |

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nói vẫn chưa có một làm việc chính thức nào về chuyện đưa dây truyền sản xuất iPhone về Việt Nam.

Bị cấm bán iPhone tại Trung Quốc, Apple phản pháo gay gắt

P.A (T/H) |

Apple đã ngay lập tức có những phản hồi sau quyết định một tòa án tại Trung Quốc tuyên cấm bán ra và nhập khẩu nhiều mẫu iPhone.

Đối tác Huawei phạt nhân viên mua iPhone của Apple

Hà Liên |

Menpad - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, hãng sẽ phạt bất cứ nhân viên nào mua iPhone của Apple. Menpad là đối tác của Huawei cũng như ZTE.