Hỏa tốc kìm đà tăng giá thép

Cao Nguyên - Văn Nguyễn |

Trước tình trạng giá thép tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến giá thành các công trình xây dựng, ngày 13.5, Bộ Công Thương đã có Công văn số 2612 thúc đẩy sản xuất thép thành phẩm cung ứng ra thị trường. Việc đẩy sớm thời hạn công bố giá vật liệu xây dựng, dự báo kịch bản giá thép và gia tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như ưu tiên cho thị trường trong nước là những giải pháp cần được các bộ, ngành và doanh nghiệp sớm triển khai nhằm hạn chế đà tăng cũng như tác động của giá thép tới hoạt động xây dựng tại thị trường trong nước.

Cần một gói giải pháp tổng thể

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), việc giá mặt hàng thép xây dựng trong nước tăng mạnh lên đến 45% trong thời gian gần đây bắt nguồn từ giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, trong khi nguyên liệu đầu vào của sản phẩm thép hiện nay đa phần phải nhập khẩu.

Xuất phát từ thực tế trên, để sớm có các giải pháp căn cơ nhằm ổn định cung - cầu và giá thép trong năm 2021, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá; Bộ Xây dựng dự báo và cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng của nền kinh tế trong năm 2021 để cân đối nhu cầu thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép.

Ngay sau đó động thái của Bộ Công Thương, trong văn bản vừa được gửi tới các địa phương, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, lưu ý tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

Theo Thứ trưởng Hùng, đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động giá lớn, trường hợp cần thiết, công bố giá vật liệu xây dựng hằng tháng hoặc sớm hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn.

Về giải pháp căn cơ hơn, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, thúc đẩy gia tăng năng lực sản xuất thép, ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm; nghiên cứu, hướng dẫn thay đổi công nghệ xây dựng nhằm giảm tải lượng thép tiêu thụ trong các công trình xây dựng, thay thế phương pháp bêtông cốt thép bằng công nghệ xây dựng mới kết cấu thép.

Xem xét điều chỉnh chính sách thuế

Nói với Lao Động, ông Đặng Công Khôi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cho rằng, theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thì các mặt hàng thép xây dựng, ximăng, cát, đá... không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý giá. Chính vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng cần ưu tiên các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng tăng giá nguyên liệu đầu vào để tăng giá bất hợp lý.

Về chính sách thuế, ông Trương Bá Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) - cho hay, Việt Nam có thể xem xét việc điều chỉnh chính sách thuế tự vệ đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng trong giai đoạn hiện nay để giảm giá thành nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất thép và giá thép xây dựng bán ra trên thị trường trong nước.

Tuy vậy, việc đặt vấn đề giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép thành phẩm cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng để vừa góp phần thúc đẩy ngành Thép trong nước phát triển bền vững, bình ổn thị trường thép trong nước, bảo đảm tuân thủ đúng các nguyên tắc được quy định trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Vị này cho rằng, quan trọng là cần phải có các giải pháp để cân đối cung cầu, nâng cao năng lực sản xuất thép trong nước.

Dồn sản lượng cho thị trường trong nước

Trong khi đó trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho hay, để phục vụ sản xuất được ổn định cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam vẫn phải mua hàng dù giá có tăng cao, giá nguyên liệu nào cũng tăng nhưng không mua nhanh là không có hàng để sản xuất.

Cụ thể chỉ sau một năm, giá quặng sắt tăng từ mức 88USD/tấn lên mức 229USD/tấn, cao gấp 2,6 lần so với thời điểm tháng 5.2021. Tính riêng từ tháng 4 đến tháng 5.2021, giá quặng tăng dựng đứng từ 167USD lên 229USD/tấn, tăng 62USD sau 1 tháng. Giá quặng vẫn đang trên đà tăng, chưa có dấu hiệu dừng lại. Với dự báo giá nguyên liệu đầu vào có thể còn tăng, một số doanh nghiệp thậm chí còn tăng lượng nhập khẩu, dù có rủi ro cao nhưng phải chấp nhận để đảm bảo nhà máy có nguyên liệu sản xuất liên tục, cung ứng hàng hóa đầy đủ cho thị trường. Các nhà máy của Hòa Phát hiện tại cũng phải mua nguyên liệu cho cả quý IV (thay vì mua nguyên liệu gối đầu cho từng quý như trước đây).

Xung quanh các nghi vấn về việc các doanh nghiệp thép liệu có đang lợi dụng giá nguyên liệu đầu vào tăng để tăng giá bán ra quá cao, đại diện Hòa Phát khẳng định, giá bán thành phẩm cân đối theo thị trường thế giới, tuy nhiên chính khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng đối với các nhà sản xuất khi giá bán không thể tăng tương ứng.

Cụ thể, tiêu hao quặng sắt trên mỗi tấn thép thô tại các nhà máy ở Việt Nam hiện là 1,7 tấn, quặng sắt chiếm gần 50% giá thành sản phẩm. Tuy nhiên dù giá quặng đã tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước, giá thép tại thị trường trong nước hiện chỉ tăng khoảng 40-50%.

Xung quanh kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc thúc đẩy gia tăng năng lực sản xuất thép, ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho hay thực tế trong 4 tháng qua, các nhà máy của doanh nghiệp này đều chạy tối đa công suất, với sản lượng tăng 58% so với cùng kỳ 2020.

“Chiến lược kinh doanh của chúng tôi vẫn là ưu tiên thị trường trong nước, đảm bảo đủ hàng cho hệ thống đại lý trong nước và hiện vẫn chưa có kế hoạch xuất khẩu, ưu tiên toàn bộ cho thị trường trong nước” - đại diện Hòa Phát cho hay.

Giá thép tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp xây dựng

Trong báo cáo thị trường vừa công bố, các chuyên viên phân tích của Chứng khoán Rồng Việt nhìn nhận, giá thép đang được đẩy lên cao ngoài nguyên nhân tình trạng khan hiếm quặng sắt còn có yếu tố Trung Quốc cắt giảm sản lượng đầu ra. Mặc dù giá thép tăng mạnh đã giúp các nhà sản xuất thép trong nước ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2021, nhưng giá thép tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực xây dựng và nhà ở. Các ngành này hiện đang gánh sức ép từ việc giá thép tăng cao, nếu xu hướng này tiếp tục, các nhà xây dựng và phát triển bất động sản sẽ phải chịu áp lực đáng kể. C.V

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam và một số cơ quan quản lý Nhà nước về việc thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng.

Trước tình hình giá vật liệu xây dựng tăng phi mã, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo sở xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, lưu ý tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan liên quan bám sát thị trường, nếu cần sẽ công bố giá vật liệu xây dựng hằng tháng. Đồng thời, lưu ý tránh để xảy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá.Tr.X

* Theo Công văn 2612, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam và các Hiệp hội sản xuất, kinh doanh thép:

- Rà soát , xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước đang có nhu cầu.

- Thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh.

- Trong việc sản xuất kinh doanh, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị có cụ thể kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan. Tùng Quang

* Theo Bộ Công Thương ngày 13.5, giá thép tăng đột biến thời gian qua không chỉ ở Việt Nam mà tăng giá trên toàn thế giới. Nguyên nhân do các nhà máy sản xuất thép trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên việc tăng giá bán các sản phẩm thép là không thể tránh khỏi. Để từng bước điều chỉnh nguồn cung thép, bình ổn giá thép, ngay từ đầu tháng 2.2021, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan và đã có Văn bản số 724/BCT-CN báo cáo Chính phủ và kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan một số giải pháp nhằm ổn định cung - cầu và giá thép trong nước năm 2021. Tr.X

Cao Nguyên - Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Bộ Xây dựng: Giá thép tăng đột biến, bất thường

Cường Ngô |

Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao, nhất là giá thép tăng đột biến và không theo quy luật tăng giá thông thường đã tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng.

Đà Nẵng: Giá thép tăng phi mã, nhiều nhà thầu gánh lỗ

Hữu Long |

Việc giá thép tăng mạnh trong thời gian vừa qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến các nhà thầu xây dựng ở Đà Nẵng đang đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó, giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến kế hoạch xây dựng nhà cửa của người dân Đà Nẵng bị ảnh hưởng.

Khách hàng kêu than vì giá thép ngày một tăng

Hương Ánh - Anh Huy |

Không chỉ có giá thép vọt tăng giá 40%, nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, xi măng, gạch xây, gạch ốp... cũng đồng loạt tăng giá khiến khách hàng kêu than về sự tăng giá này.

Chuyên gia: Sẽ có thêm đợt giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 5

Đức Mạnh |

Giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ đang có dấu hiệu chậm lại và áp lực với các doanh nghiệp cũng dần giảm bớt. Ngân hàng Nhà nước từ đó sẽ có thêm không gian để hạ lãi suất.

Quảng bá du lịch Đà Nẵng qua mô hình nhà vệ sinh công cộng

Mai Hương |

Triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.

Xuất hiện chiêu lừa đảo "ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện"

TUỆ NHI |

TPHCM - Trường học tại TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo chiêu lừa đảo “Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện” xuất hiện mới đây.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

Bước ngoặt mới trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Ukraina đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, Đức và các nước phương Tây khác - bước ngoặt có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Bộ Xây dựng: Giá thép tăng đột biến, bất thường

Cường Ngô |

Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao, nhất là giá thép tăng đột biến và không theo quy luật tăng giá thông thường đã tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng.

Đà Nẵng: Giá thép tăng phi mã, nhiều nhà thầu gánh lỗ

Hữu Long |

Việc giá thép tăng mạnh trong thời gian vừa qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến các nhà thầu xây dựng ở Đà Nẵng đang đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó, giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến kế hoạch xây dựng nhà cửa của người dân Đà Nẵng bị ảnh hưởng.

Khách hàng kêu than vì giá thép ngày một tăng

Hương Ánh - Anh Huy |

Không chỉ có giá thép vọt tăng giá 40%, nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, xi măng, gạch xây, gạch ốp... cũng đồng loạt tăng giá khiến khách hàng kêu than về sự tăng giá này.