Hỗ trợ bằng tiền mặt, rủi ro tăng lạm phát rất lớn

Nhóm PV |

Trả lời chất vấn của đại biểu của Quốc hội về các giải pháp để phục hồi nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, không nới bội chi và nợ công thì sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển. Đặc biệt, nếu hỗ trợ tiền mặt, cấp tiền cho người dân thì nguy cơ lớn tăng lạm phát rất lớn.

Không nới bội chi và nợ công sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển

Chiều 11.11, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nợ công và bội chi ngân sách, cũng như các giải pháp, gói hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn Lâm Đồng) đặt vấn đề, theo ý kiến nhiều chuyên gia, để hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch cần gói hỗ trợ đủ lớn, đặc biệt là gói tiền mặt tương đương 3-4% GDP.

Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ tăng nợ công, tăng bội chi, nợ Chính phủ. Còn nếu không có các giải pháp đủ lớn, nền kinh tế sẽ chậm phục hồi, lỗi nhịp so với sự phát triển của các nước, kèm theo nhiều hệ lụy tiêu cực.

"Chúng ta chấp nhận vượt trần ngân sách, tăng nợ công hay hỗ trợ không đủ lớn, không đủ liều?"- Đại biểu Hiển đặt vấn đề chất vấn và đề nghị Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nêu quan điểm.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu chúng ta hỗ trợ bằng tiền mặt, tung tiền ra thị trường, cấp tiền cho người dân, nguy cơ và rủi ro rất lớn là tăng lạm phát.

Ông Dũng cũng nêu quan điểm ủng hộ nới bội chi và nợ công "trong một khoảng mà chúng ta có thể kiểm soát được".

"Nếu chúng ta không nới bội chi và nới nợ công thì rất khó có điều kiện tăng trưởng. Nếu không tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu 5 năm, chiến lược 10 năm rồi khát vọng của chúng ta đến năm 2045 là nước phát triển" – Bộ trưởng Dũng nên quan điểm.

Ông cho rằng, nếu không nới bội chi và trần nợ công, "chúng ta bỏ cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dân số vàng, các hiệp định thương mại tự do, những chuyển dịch mới". Cá nhân ông ủng hộ nghiên cứu nới bội chi và nợ công.

"Như vậy vừa phát triển, giải quyết việc làm, làm cho quy mô nền kinh tế lớn hơn, khi đó thì tự khắc nợ công sẽ giảm xuống dù không thể xuống như cũ. Còn nếu không nới, không có đầu tư, không có phát triển, sẽ là vòng luẩn quẩn là bội chi, nợ công lúc nào cũng ở mức cao trong khi chúng ta bỏ hết cơ hội phát triển", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Gói hỗ trợ phải có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp

“Vậy làm cách nào để phục hồi nền kinh tế? sắp tới sẽ có gói hỗ trợ nào?” – đây cũng là vấn đề mà nhiều đại biểu quan tâm chất vấn.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các nước thường đưa ra các gói hỗ trợ rất lớn, quyết định rất nhanh, chấp nhận tăng nợ công... qua đó khôi phục kinh tế rất nhanh.

Về tài khóa các nước đều tăng cho y tế, hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cấp phát tiền mặt, miễn giảm thuế phí đối với những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; đầu tư cho hạ tầng... Về tín dụng, nhìn chung các nước hỗ trợ lãi suất, nới lỏng quy định cho vay...

Đối với Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, gói hỗ trợ phải có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp, bảo đảm kinh tế vĩ mô, kết hợp linh hoạt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, chính sách tái cơ cấu nền kinh tế; tính toán đến cả những tác động trong ngắn hạn, dài hạn; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khả thi, hiệu quả... để nền kinh tế phục hồi, phát triển nhanh theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch hiệu quả, bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2020-2025 đã đề ra.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lý do khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, công tác giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, do gặp khó khăn về hành lang pháp lý, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội nhiều tháng. Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến giá nhiên vật liệu tăng cao, thiếu lao động, chi phí đối ứng tăng cao…

Gần 1.000 doanh nghiệp ở Cần Thơ khôi phục sản xuất

Minh Ánh |

Cần Thơ - So với tháng 10, tháng 11 đã có thêm 673 doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất. Như vậy, Cần Thơ đã có 981 doanh nghiệp trở lại sản xuất, đạt tỉ lệ 83,99%.

Dự báo lạm phát ở Châu Âu tiếp tục tăng cao kỷ lục với 4%

Đức Mạnh |

Mức lạm phát tại khu vực đồng Euro được dự báo tăng lên 4% vào cuối năm, cao hơn mốc 3,4% vào tháng trước do lo ngại về nguồn cung và trả tiền lương trong nước.

Một thoáng Hồ Gươm những ngày cuối năm

Linh Trang - Việt Anh |

Những ngày cuối năm Nhâm Dần, nhiều người đã tìm đến Hồ Gươm, cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất, trong không khí bình yên rất riêng của Thủ đô.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lý do khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, công tác giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, do gặp khó khăn về hành lang pháp lý, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội nhiều tháng. Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến giá nhiên vật liệu tăng cao, thiếu lao động, chi phí đối ứng tăng cao…

Gần 1.000 doanh nghiệp ở Cần Thơ khôi phục sản xuất

Minh Ánh |

Cần Thơ - So với tháng 10, tháng 11 đã có thêm 673 doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất. Như vậy, Cần Thơ đã có 981 doanh nghiệp trở lại sản xuất, đạt tỉ lệ 83,99%.

Dự báo lạm phát ở Châu Âu tiếp tục tăng cao kỷ lục với 4%

Đức Mạnh |

Mức lạm phát tại khu vực đồng Euro được dự báo tăng lên 4% vào cuối năm, cao hơn mốc 3,4% vào tháng trước do lo ngại về nguồn cung và trả tiền lương trong nước.